Lúa GlobalGAP
- Được viết: 25-06-2014 08:36
Đối với nông dân SX lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, việc tuân thủ các điều kiện hạt gạo đạt chất lượng sẽ giúp đầu ra thuận lợi, sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường khó tính trên thế giới.
Nông dân An Giang trồng lúa GlobalGAP
Anh Nguyễn Văn Bằng, một nông dân tham gia chương trình SX lúa sạch GlobalGAP tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết: "5 công canh tác lúa GlobalGAP rất nghiêm ngặt, nhà ở, vật dụng, kho chứa phân thuốc, đất và nguồn nước cũng phải đạt chuẩn. Ngoài các khâu chuẩn bị, giống lúa sử dụng cũng đạt chuẩn, được DN cung ứng VTNN từ khâu đầu vào".
Trong quá trình canh tác phải ghi chép nhật ký và phải sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật. Chính vì vậy nhiều vụ gia đình anh Bằng làm lúa cho năng suất khá cao, cuối vụ được DN bao tiêu với giá cao hơn thị trường vài trăm đồng/kg.
Được hỏi về canh tác theo nhiều yêu cầu khắt khe sao vẫn làm, anh Nguyễn Văn Bằng vui vẻ chia sẻ: “Vẫn SX chứ, vì sản phẩm được bao tiêu với giá cao, an toàn cho người sử dụng. Lúa hạn chế sử dụng thuốc BVTV mà chỉ dùng các loại thuốc sinh học ít ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường”.
Cũng là một nông dân trong tổ SX lúa GlobalGAP tại xã Thới Xuân, anh Dương Văn Nên SX giống lúa VĐ20 phấn khởi nói: “Vui lắm, chưa năm nào SX lúa lại lợi nhuận cao như năm nay, từ khi SX lúa GlobalGAP lợi nhuận tăng vọt, cao gấp đôi SX lúa bình thường và chúng tôi không còn phải lo ngại vấn đề giá lúa nữa”.
Ông Bùi Văn Xinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Phú: Từ năm 2009 đến nay, đã có 5 Cty ký đến kết hợp đồng với nông dân ở xã Bình Chánh SX lúa Jasmine theo tiêu chuẩn GlobalGAP hiệu quả. Chúng tôi rất muốn phát triển rộng rãi mô hình này nhưng còn gặp một số khó khăn như diện tích hạn chế, chi phí đánh giá tiêu chuẩn còn quá cao khiến nông dân ngại tham gia. Để mở rộng diện tích SX lúa GlobalGAP cần giảm giá chứng nhận xuống mức phù hợp với túi tiền của nông dân... |
Với hình thức canh tác sạch, lúa khi thu hoạch cũng được giám sát đánh giá về máy cắt, vận chuyển và kể cả khâu phơi sấy và kho lưu trữ cũng phải đạt chuẩn. Anh Trần Phước Nhàn, xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết: "SX lúa GlobalGAP theo quy trình chất lượng cao phải làm theo nhiều yêu cầu, tuy nhiên đổi lại giá lúa bán ra được bao tiêu thu mua cao hơn giá thị trường, lợi nhuận cao hơn SX lúa thường”.
Huyện Châu Phú (An Giang) là nơi áp dụng trồng lúa sạch GlobalGAP với diện tích hàng chục ha. Nông dân Huỳnh Văn Dũng, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú SX theo tiêu chuẩn GlobalGAP gần 1 ha cho biết: "Từ năm 2010 tôi bắt tay vào SX lúa theo tiêu chuẩn cao, được Cty ADC ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhưng từ năm 2011- 2013, không có DN nào chịu ký kết nữa.
Song tôi vẫn làm và cố gắng giữ mô hình GlobalGAP. Bởi nhận thấy ưu thế của việc canh tác này, lúa GlobalGAP rất đẹp, đảm bảo các tiêu chuẩn về ẩm độ, độ thuần, tỷ lệ gãy gạo thấp".
Niềm tin của hàng chục nông dân trong vùng trồng lúa GlobalGAP ở huyện Châu Phú càng trở nên mạnh mẽ hơn khi vụ ĐX 2013-2014 được ký hợp đồng tiêu thụ lúa với Cty TNHH Lương thực - Thủy sản XNK Tấn Vương, với tổng diện tích SX 33 ha.
Trong các điều kiện 2 bên thỏa thuận, nông dân được DN đầu tư giống, hỗ trợ chi phí phân bón 5 triệu đồng/ha. Sau khi thu hoạch, DN sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường đến 10%.
Ngược lại, nếu DN không mua thì coi như hủy bỏ toàn bộ chi phí đầu tư của họ đã bỏ ra cho nông dân. Nếu vụ này, DN Tấn Vương thu mua ngon lành thì nông dân tham gia vào chương trình GlobalGAP ngày càng nhiều hơn.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh, xã Bình Chánh (Châu Phú) đã SX 3 vụ lúa GlobalGAP phấn khởi: “Bất cứ lúc nào thị trường cần, chúng tôi đều có thể đáp ứng. Nhưng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở nhóm nhỏ như thế này thì gạo SX đạt tiêu chuẩn toàn cầu cũng chỉ có thể đóng gói và đưa đến các siêu thị thôi. Nhà nước cần có giải pháp để liên kết SX theo chuỗi giá trị được nhân rộng hơn nữa thì mới có điều kiện đưa sản phẩm lúa sạch của An Giang XK ra nước ngoài".
Theo Lê Hoàng Vũ - Báo Nông nghiệp Việt Nam
Các tin khác
- Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau, chè 9 tháng đầu năm 2019 - 01/10/2019
- Lâm Đồng công nhận nguồn giống cây cà phê đầu dòng Xanh lùn (TS5) - 11/06/2018
- Hội thảo ứng dụng công nghệ IOT trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - 28/03/2018
- Khai mạc Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt và Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao - Thuộc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017 - 23/12/2017
- Bội thu cam VietGAP - 18/11/2019
- Hội thảo Phát triển sản xuất, chế biến và kết nối tiêu thụ dược liệu tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2023
- Vai trò của phân bón vi lượng trong sản xuất nông nghiệp - 06/09/2019
- Tập huấn điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây nông nghiệp năm 2019 - 02/12/2019
- Triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Trồng trọt - 09/06/2021
- Hội nghị Các giải pháp tăng cường công tác quản lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2013 - 22/12/2013
- Kế hoạch ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2023 lĩnh vực Trồng trọt và BVTV - 08/08/2022
- Rầy nâu hoành hành - 18/08/2015
- Tăng cường thực hiện các giải pháp sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2019-2020 - 20/11/2019
- Thu lợi kép từ mô hình xen canh - 26/08/2024
- Đăng ký danh mục dự án khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết 112/NQ-HĐND - 18/01/2019
- Khắc phục hiện tượng sốc nhiệt cây cà phê - 01/11/2019
- Thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón - 07/11/2019
- Lễ trao giải cuộc thi Triệu phú rau hoa - 16/07/2018
- Hội thảo “Vượt qua các thách thức trong Nông nghiệp bằng ứng dụng kinh nghiệm Israel trong canh tác thông minh” - 06/11/2018
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại xã Ka Đô huyện Đơn Dương - 13/10/2018