Thống kê truy cập

4537127
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1022
4719
32086
4537127

Một số kết quả điều tra thực trạng canh tác cây rau tại Lâm Đồng

         Bằng nguồn kinh phí của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Lâm Đồng trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân kiểm soát dư lượng hóa chất trên nông sản giai đoạn 2011 - 2012, tháng 12 năm 2011, Chi cục BVTV Lâm Đồng thực hiện điều tra thực trạng canh tác trên một số cây rau tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng - Là các huyện và thành phố có diện sản xuất rau tương đối lớn của Lâm Đồng.

            - Phương pháp điều tra: Điều tra phối hợp phỏng vấn nông dân bằng phiếu được soạn thảo trước.

        - Nội dung điều tra:

            + Điều tra về thực trạng canh tác cây rau;  

            + Điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV, sử dụng phân bón.

        - Cây trồng điều tra: Cải bắp, súp lơ, cải các loại, xà lách, pố xôi, hành lá, cà chua, đậu cove, ớt ngọt, khoai tây, hành tây và cà rốt.

        - Địa điểm điều tra: Đà Lạt, Đơn Dương; Đức Trọng.

KẾT QUẢ:

1.1 Về tình hình sử dụng thuốc BVTV:

        Các hộ được điều tra là những nông dân tiến bộ, ham hiểu biết về khoa học nông nghiệp thông qua các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề, chương trình hỏi đáp nhà nông trên sóng phát thanh, truyền hình… đã phần nào giúp các hộ này nhận thức và chủ động trong việc quản lý sâu bệnh hại trên các loại cây trồng trên vườn nhà mình.

          Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân trong xử lý dịch hại trên đồng ruộng vẫn chưa theo một quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Do tập quán sản xuất, giá cả thị trường của một số loại sản phẩm cây trồng không ổn định đã ảnh hưởng đến canh tác trên chính các khu vườn của các hộ này.  Nông dân vẫn sử dụng những loại thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng theo định kỳ, vẫn sử dụng một số loại thuốc BVTV xử lý các đối tượng dịch hại không khuyến cáo dùng cho cây rau, sử dụng thuốc BVTV quá gần ngày thu hoạch, tăng nồng độ, liều lượng so với khuyến cáo.

            Đa số nông dân không có kế hoạch xuống giống cụ thể từng loại cây trồng cho từng năm, mà việc xuống giống phụ thuộc vào mùa vụ và giá cả thị trường. Một số hộ nông dân kiến nghị Nhà nước, các cơ quan chuyên ngành ngoài việc hỗ trợ về chuyên môn cần có những định hướng cần thiết cho việc lựa chọn cây trồng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường (tránh để sản xuất không có kế hoạch cụ thể dẫn tới cung vượt cầu và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sản phẩm không đảm bảo yêu cầu từ khâu sản xuất).

1.2 Về sử dụng phân bón:

        Hầu hết các hộ nông dân được điều tra cho rằng việc sử dụng phân chuồng hiện nay chủ yếu được thay bằng phân hữu cơ vi sinh. Một vài loại cây trồng vẫn còn sử dụng phân cá trong bón lót.

        Đối với các loại phân vô cơ dung trong bón thúc, kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng phân bón (đặc biệt là lượng N) đã được nông dân sử dụng tương đối nhiều, riêng trên rau ăn lá có đến 40,74% nông dân sử dụng với liều lượng >250 kg N/ha, trong khi khuyến cáo từ các quy trình sản xuất rau ăn lá an toàn từ 200 đến 250kg N/ha. Lượng P2O5 cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo (từ 150 - 200kg P2O5/ha), trong khi có đến 37,96% nông dân sử dụng với lượng >200kg P2O5/ha.

                                                               Lê Thị Thanh Nga

Các tin khác