Thống kê truy cập

4351073
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
826
826
58666
4351073
Ngành nông nghiệp

Triển khai thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Cục Trồng trọt

Thực hiện Quyết định số 1560/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/4/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2020, Cục Trồng trọt đã phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan - Tổng cục Hải quan, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội xây dựng, hoàn thiện phần mềm thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục hành chính “Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng chưa được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, quảng cáo, triển lãm, trao đổi quốc tế”.

Một số quy định trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

Giống cây trồng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, chất lượng giống cây trồng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Theo qui định tại Điều 22, Điều 23 của Luật Trồng trọt và Điều 8 Nghị định 94/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải đáp ứng các điều kiện sau:

Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Theo số liệu tổng hợp của các địa phương tính đến ngày 30/11/2020 diện tích cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 4.863,3 ha, trong đó diện tích thu hoạch 1.270 ha, năng suất bình quân ước đạt 27,1 tạ/ha, sản lượng 3.441 tấn.

Tình hình canh tác cây bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Bơ là loại trái cây thường dùng để ăn tươi, có giá trị dinh dưỡng cao, chất béo trong quả bơ rất dễ tiêu, có thể hấp thu tới 92,8%. Cây bơ có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới Trung Mỹ, phân bố ở độ cao dưới 2.700m so với mặt nước biển, càng lên cao cây càng sinh trưởng phát triển kém và chậm ra hoa kết quả.

Tin bài hướng dẫn thu hoạch, bảo quản và chăm sóc cây cà phê giai đoạn sau thu hoạch

Niên vụ cà phê 2020-2021 chuẩn bị bước vào giai đoạn thu hoạch; để nâng cao năng suất, chất lượng, giá cà phê Lâm Đồng, nhằm thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê, tiếp tục duy trì và xây dựng thương hiệu cà phê của tỉnh. Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng hướng dẫn người dân sản xuất cà phê áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cho giai đoạn thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chăm sóc  cây cà phê giai đoạn sau thu hoạch:

Khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT-IPM) trên cây lúa

Trong thời gian từ ngày 22/6/2020 đến ngày 2/10/2020, Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam đã tổ chức khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT-IPM) trên cây lúa với sự tham gia của 30 học viên là cán bộ kỹ thuật của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp của 10 tỉnh ĐBSCL gồm Tiền Giang, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, và 4 tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Đắk LắK, Bình Thuận, Khánh Hòa theo Quyết định số 691 ngày 21/4/2020 của Cục Bảo vệ thực vật.

Lo ngại xây dựng trái phép, Đà Lạt dừng phát triển du lịch canh nông

TTO - Lo ngại các vấn đề phức tạp như xây dựng trái phép, tràn lan công trình tạm gây ảnh hưởng đến cảnh quan, quy hoạch, nên UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo dừng cấp phép các dự án du lịch canh nông tại Đà Lạt.

Nguồn giống phục vụ tái canh, ghép cải tạo giống cà phê năm 2020

Lâm Đồng là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai với khoảng 300.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000ha đất đỏ Bazan phân bố chủ yếu ở độ cao 500 - 1.500m, là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cà phê; đặc biệt là trồng được cả 3 chủng loại cà phê chè, cà phê vối và cà phê mít với chất lượng tốt. Năm 2019, toàn tỉnh có 174.390 ha cà phê (Trong đó: Cà phê vối 160.705ha, cà phê chè 13.482ha, còn lại là cà phê mít), sản lượng 515.528 tấn; diện tích cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận (UTZ, 4C, Rainforest,…) 75.493 ha;

Tình hình sản xuất hoa cúc xuất khẩu tại công ty TNHH Trang trại Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Việt

Công ty TNHH Trang trại nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Việt là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập ngày 13-10-2008, với tổng diện tích 13 ha tại Thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, trong đó có 09 ha sản xuất hoa cúc trong nhà kính theo ứng dụng công nghệ cao, hàng  năm công ty nhập khẩu từ 200.000 - 250.000 ngọn cây giống hoa cúc từ nước Hà Lan với khoảng 20 - 30 giống cúc gồm: Softone, Celebrate, Zehya sunny, Romanov, Fianna, Royce Lovely, Prius Pink, Dante Purple, Euro sunny, Altair, Aviator, Arctic Queen, Monalisa sunny, Belicia Pink and Alts...., với nhiều màu sắc như trắng, vàng, xanh tua, tím,.....phục vụ sản xuất của công ty.