Thống kê truy cập

4599735
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
305
17362
94694
4599735

Hội thảo tổng kết mô hình phòng trừ sâu bệnh hại cây dâu tằm

Hội thảo tổng kết mô hình phòng trừ sâu bệnh hại cây dâu tằm

Ngày 20/10/2022 tại hội trường thôn Tân Đức, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây dâu tằm. Tham dự hội thảo có Lãnh đạo Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà, Hội nông dân xã Tân Văn và 48 nông dân trồng dâu tằm tại xã Tân Văn. Tại hội thảo, đại diện Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng báo cáo kết quả thực hiện mô hình và hướng dẫn quy trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây dâu tằm tại Lâm Đồng.

Mô hình PTTH sâu bệnh hại dâu tằm triển khai từ tháng 5-10/2022 trong điều kiện thời tiết mùa mưa, các đối tượng sâu hại như bọ phấn, nhện đỏ, rầy rệp gây hại rải rác, riêng bệnh rỉ sắt, phấn trắng phát sinh phát triển mạnh nhất là ở thời điểm trước khi thu hoạch lá dâu 7 -10 ngày. Ngoài ra ở thời điểm tháng 8, mô hình xuất hiện thêm bệnh tuyến trùng gây hại rễ, đây là đối tượng dịch hại mới trên cây dâu tằm. Để quản lý sâu bệnh ngoài phân bón vô cơ, mô hình đã tăng cường bổ sung phân hữu cơ vi sinh (2.000kg/ha) để cải tạo đất kết hợp vệ sinh đồng ruộng, định kỳ phát dọn cỏ dại (không sử dụng thuốc trừ cỏ), đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh để quyết định sử dụng thuốc BVTV ở thời điểm phù hợp. Trong 5 tháng thực hiện, vườn mô hình đã sử dụng 5 lần thuốc BVTV để quản lý sâu bệnh trong đó 01 lần sử dụng Oshin 100WP để phòng trừ bọ phấn ở thời điểm tháng 5; 02 lần phòng trừ bệnh tuyến trùng bằng các loại thuốc Sincocin 0.56 SL + Agrispon 0.56SL; Stop 5SL ở thời điểm tháng 8 và 02 lần sử dụng Anvil 5SC để trừ bệnh rỉ sắt ở thời điểm tháng 10. Kết quả sau 5 tháng thực hiện các đối tượng sâu bệnh trên vườn mô hình được kiểm soát tốt, ước tính năng suất lá dâu tăng 17,2% so với vườn nông dân. Với giá kén tằm 160.000đ/kg, hiệu quả kinh tế mô hình cao hơn 29,5% so với canh tác theo tập quán nông dân.

Hiện nay trên dâu tằm ngoài các đối tượng rầy rệp, bọ phấn, rỉ sắt, phấn trắng, bệnh tuyến trùng hại dâu tằm đang có xu hướng phát triển và lan rộng tại địa phương. Qua hội thảo sẽ giúp cho nông dân học hỏi, tiếp cận và áp dụng kết quả mô hình vào sản xuất góp phần đảm bảo năng suất, sản lượng lá dâu để phát triển bền vững ngành trồng dâu nuôi tằm của huyện Lâm Hà nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

 

 

Phòng Bảo vệ thực vật

Các tin khác