Thống kê truy cập

3557795
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1041
1041
97440
3557795

Sâu bệnh hại đậu đỗ

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY ĐẬU ĐỖ
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI LÂM ĐỒNG

Download

A. SÂU HẠI
I. Dòi đục thân (Ophiomyia phaseoli)
1 Đặc điểm hình thái: gây hại đáng kể lúc cây còn nhỏ có 3-4 lá và lúc ra hoa.
- Thành trùng là ruồi có màu đen bóng, kích thước rất nhỏ, dài 2-3 mm.
- Âu trùng là dòi có màu trắng ngà,
- Nhộng hình trứng, có màu vàng – nâu. Vòng đời trung bình 25-30 ngày. Trong đó giai đoạn trứng: 2-4 ngày; sâu non: 10-12 ngày; nhộng: 12-15 ngày.

Dòi đục thân đậu đỗ

2 Đặc điểm gây hại:
- Ruồi đẻ trứng sau khi vũ hóa 2-3 ngày và ruồi trưởng thành có thể sống khoảng 10 ngày.
- Ruồi trưởng thành thường xuất hiện vào sáng sớm hay lúc trời mát; đẻ trứng rời rạc vào mô lá non hoặc trên phần thân gần gốc.
- Dòi đục vào bên trong gân, qua cuống lá và đi dần xuống thân ở nơi tiếp giáp giữa lớp vỏ và phần gỗ làm lớp vỏ thân bị nứt. Mỗi thân có từ 1-3 con dòi,
- Dòi thường gây hại khi cây còn non và đang sinh trưởng làm cây dễ bị chết héo, hoặc gây chết nhánh.
3 Biện pháp phòng trừ:
- Không trồng liên tục cây họ đậu nhiều vụ.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư trước khi trồng nhất là cây họ đậu.
- Bón đầy đủ, cân đối các loại phân bón.
- Xử lý hạt giống trước khi trồng.
- Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng thuốc Diazinon (Diazan 50EC, 60 EC) để phòng trừ.

II. Sâu đục trái (Maruca testulalis)
1 Đặc điểm hình thái
- Bướm nhỏ, có màu nâu đậm, thân dài 10 - 13 mm.
- Trứng màu trắng ngà hình bầu dục.
- Sâu non màu trắng ngà, đầu màu vàng, trên lưng mỗi đốt có sáu đốm vuông cạnh hay bầu dục màu nâu đậm.
- Nhộng có màu xanh nhạt sau chuyển màu nâu vàng, dài 12-15mm được bao phủ bởi lớp kén mỏng. Sâu đục trái hại đậu
2.Đặc điểm gây hại
- Trứng đẻ rải rác từ 1-3 quả ở mặt trên lá non hoặc trên hoa, vỏ quả non.
- Trứng được đẻ trên hoa, đài và trái non.
- Sâu non kết hoa lại, ăn phá bên trong hoặc đục vào bên trong trái non, chất phân thải tạo điều kiện cho bệnh hại tấn công và làm giảm phẩm chất trái, dễ rụng. Nhộng nằm trong các kẹt lá khô.
- Sâu đục trái xuất hiện và gây hại nhiều trong mùa mưa.
3.Biện pháp phòng trừ:
- Không nên xen canh với các cây họ đậu.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng trước khi trồng.
- Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng thuốc Matrine (Kobisuper 1SL, Wotac 5EC) để phòng trừ.

B. BỆNH HẠI
I. Bệnh chết héo cây con (Rhizoctonia solani)
1.Triệu chứng
Bệnh chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con, làm gốc thân tóp lại, cây dễ chết.
2.Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây hại
3.Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh:
Nấm gây bệnh tồn tại trong đất, thích hợp với ẩm độ và nhiệt độ cao.
4.Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng giống sạch bệnh;
- Luân canh cây trồng khác họ;
- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc BVTV sau để phòng trừ bệnh:
+ Ningnanmycin (Niclosat 2SL, 4SL, 8SL);
+ Validamycin (Vali 3 SL);

II. Bệnh gỉ sắt (Uromyces appandiculatus)
1.Triệu chứng:
- Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi hại trên thân, cành và quả.
- Trên lá vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu trắng bạc, về sau vết bệnh hơi lồi lên, trên vết bệnh có lớp bột màu nâu. Lá bị bệnh co rúm lại, nếu bị nặng lá biến vàng và rụng.
- Trên thân, quả: Triệu chứng bệnh cũng có những đốm nhỏ hơi gồ lên và phủ một lớp bột màu nâu vàng. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá và hoa bị rụng, quả ít.

Bệnh gỉ sắt trên đậu cove

2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do nấm Uromyces appandiculatus gây hại
3. Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh:
Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, chăm sóc kém.
4. Biện pháp phòng trừ:
- Sử dụng giống kháng bệnh.
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt tăng sức đề kháng bệnh cho cây.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP) để phòng trừ.

III. Bệnh đốm lá (Cercospora canescens và Cercospora cruenta)
1.Triệu chứng
- Bệnh gây hại bởi C. canescens có dạng tròn đến hơi có góc cạnh với tâm màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ trên lá; bệnh gây hại nhiều trên đậu Lima, đậu đũa, đậu côve bị hại ít hơn.
- Đốm bệnh do C.cruenta gây có màu nâu đến màu ghỉ sét, hình dạng và kích thước không đều; thường xuất hiện trên thân hoặc trái chín.

Bệnh đốm lá trên đậu cove

2. Nguyên nhân:
Do nấm Cercospora canescenCercospora cruenta gây hại
3. Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh
Nguồn bệnh tồn tại trên cây trồng bị hại và lây lan theo gió, nước tưới.
4. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng
- Khi thu hoạch cần thu gom tiêu hủy tàn dư lá, quả bệnh;
- Biện pháp hóa học: Do chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng này, do đó có thể tham khảo sử dụng thuốc BVTV có hoạt chất như: Trichoderma viride ; Carbendazim+Hexaconazole; Mancozeb Chlorothalonil.

IV. Bệnh đốm vi khuẩn (Xanthomonas phaseoli)
1.Triệu chứng:
- Bệnh gây ra các đốm cháy rộng trên lá.
- Trên trái đậu có những đốm nhỏ xanh nhạt, nhũn nước; sau đó trở nên nâu và khô đi, hình dạng bất thường.

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli

2. Tác nhân gây bệnh:
Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli gây hại
3. Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
Trong điều kiện ẩm độ cao, bệnh phát sinh và phát triển thuận lợi, đốm bệnh lây lan rất nhanh.
4.Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, thu gom các lá bệnh sau khi thu hoạch..
- Biện pháp hóa học: Hiện chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ đối tượng dịch hại này. Có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc gốc đồng để phòng trừ.