Hoạt chất Chitosan – Thuốc trừ bệnh nhóm độc IV
- Được viết: 11-12-2019 09:40
Tính chất của Chitosan
Chitosan là một chất hữu cơ cao phân tử sinh học, cấu tạo bởi hàng ngàn gốc glucosamine, được thủy phân từ chất chitin có trong vỏ cứng của các loại giáp xác (như tôm, cua…) và côn trùng.
Nếu thủy phân đến cùng thì sẽ tạo ra glucosamine. Nếu có từ vài gốc đến vài chục gốc glucosamine thì là oligoglucosamine. Chitin, chitosan và oligoglucosamine là những sản phẩm sinh học, không độc, có khả năng phân hủy trong tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường, có hoạt tính sinh học cao, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực y dược, công nghiệp, công nghệ sinh học, nông nghiệp và môi trường. Chitosan thuộc nhóm độc IV, không độc với con người và môi trường.
Cơ chế tác động của Chitosan
Khi đề cập đến Chitosan, người ta chỉ nghĩ đến hoạt chất dùng trong bản quản nông sản, nhưng trên thực tế Chitosan có rất nhiều ứng dụng trong nông nghiệp. Chitosan được sử dụng như 1 chất xử lý hạt giống có nguồn gốc từ thiên nhiên và tăng cừơng tăng trưởng cho cây trồng, chitosan cũng được sử dụng có tác dụng như 1 loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học thân thiện với môi trường, tăng sức đề kháng tự nhiên trong cây trồng. Chitosan làm tăng quang hợp, thúc đẩy và nâng cao tăng trưởng thực vật, kích thích sự hấp thu chất dinh dưỡng, làm tăng tỷ lệ nảy mầm và tăng sức sống cây trồng, phá hủy nang tuyến trùng mà không gây hại cho các sinh vật có lợi trong đất. Cơ chế tăng sức đề kháng bệnh là do tăng cường tổng hợp các men của hệ thống kháng bệnh, tăng tổng hợp chất lignin của tế bào cây. Với các tác dụng trên, Chitosan phòng trừ được các bệnh cây do các nhóm vi sinh vật như nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và cả virus, có thể coi Chitosan như một loại vắc-xin thực vật.
Khả năng hỗn hợp, cách sử dụng
Theo Thông tư số 10/2019/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam, hiện có 11 công ty đăng ký 29 loại thuốc thương phẩm hoạt chất Chitosan. Trong đó có 15 loại thuốc thương phẩm đơn chất Chitosan (Biogreen 4.5SL, Stop 5SL, 10SL, 15WP, Tramy 2SL…); 01 thuốc thương phẩm hoạt chất Oligo-Chitosan (Risaza 3SL ); 13 thuốc thương phẩm của 05 dạng hỗn hợp giữa Chitosan với các hoạt chất khác như: Chitosan + Kasugamycin (Premi 25SL), Chitosan tan + nano Ag (Mifum 0.6SL), Chitosan + Ningnanmycin(Hope 20SL, 27WP, 48SL)….để phòng trừ các loại dịch hại như sương mai hại bắp cải; đạo ôn trên lúa; tuyến trùng trên cà rốt, cải xanh, bầu bí, cà phê; héo rũ cà chua; thối nhũn cho hành; thuốc kích thích sinh trưởng cho cà chua, lúa, mía, chè; thán thư trên ớt…
Thuốc có hoạt chất Chitosan có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác, nhưng cần chú ý pha Chitosan trước với nước quậy đều rồi mới đưa các chất khác vào.
Chitosan dùng bón vào đất, phun lên cây, xử lý hạt giống.
Một số sản phẩm từ Chitosan
Nguyễn Thị Thủy
Các tin khác
- Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021 - 25/11/2021
- Danh sách các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTVkhông tham gia lớp tập huấn văn bản pháp luật mới về phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng năm 2019 - 31/05/2019
- Công tác hội thảo, quảng cáo phân bón, giống cây trồng và thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2019 - 06/01/2020
- Hồ sơ thủ tục nhập khẩu phân bón - 30/11/2017
- Ghi nhãn giống cây trồng - 19/11/2020
- Hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón - 30/11/2017
- Tập huấn Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - 17/06/2019
- Thông báo mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn (BDCM) về phân bón năm 2024 - 30/05/2024
- Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc Bảo vệ thực vật năm 2019 - 22/03/2019
- Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về phân bón năm 2019 - 22/03/2019
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật trên điện thoại di động - 17/07/2019
- Trình tự, thủ tục cấp quyết định lưu hành giống cây trồng; tự công bố lưu hành giống cây trồng - 24/05/2021
- THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2017/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA - 15/03/2019
- Một số sản phẩm phân bón dùng trong tưới nhỏ giọt phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao - 06/12/2019
- Sản xuất phân bón bằng công nghệ tháp cao - 04/06/2019
- Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2020 - 07/12/2020
- Danh sách các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận phân bón đã được chỉ định còn hiệu lực - 27/11/2017
- Nấm ký sinh Trichoderma trừ bệnh cây trồng - 04/06/2021
- Danh sách các cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV tham gia lớp tập huấn văn bản pháp luật mới về phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng năm 2019 - 31/05/2019
- Thông báo tổ chức lớp Bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, thuốc BVTV năm 2019 - 28/02/2019