Thống kê truy cập

4472790
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4287
33385
110423
4472790
Quy trình bảo vệ thực vật

Sâu bệnh hại họ thập tự

Sâu tơ (Plutella xylostella)
Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành là loài bướm nhỏ, cánh trước màu xám nhạt, có nhiều đốm nhỏ màu trắng và đen xen kẽ, mép trên trắng và có 3 đường lượn sóng màu nâu đậm, phía ngoài có những lông tơ dài.
- Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục, đẻ ở mặt dưới lá.

Sâu bệnh hại hành

Sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hübner
Đặc điểm hình thái
- Bướm nhỏ hơn, màu nâu và có 1 đốm vàng ờ giữa cánh rất đặc sắc.
- Sâu non có màu xanh lục với 2 sọc vàng nâu chạy dọc 2 bên thân mình, Sâu tuổi lớn có mầu xanh lợt, dễ lẫn với mầu của cọng hành.

Sâu bệnh hại hoa hồng

1. Rệp (Toxoptera auranti)
Đặc điểm hình thái:
Rệp trưởng thành dài 3-4mm, nhìn chung có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám.
Tập quán sinh sống và gây hại:
Rệp thường tập trung ở đọt non và nụ, một số ít hại lá. Lá, đọt non và nụ bị hại thường tiết ra mật dễ phát sinh bệnh muội đen.

Sâu bệnh hại hoa cúc

Sâu xanh: (Helicoverpa armigera)
Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành: Cánh trước màu nâu vàng có 3 vân ngang hình lượn sóng, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hàng.
- Trứng: Hình bán cầu. Lúc mới đẻ có màu trắng sữa, về sau chuyển sang màu vàng tro, mặt trên có nhiều gân dọc.
- Sâu non: Có 6 tuổi, màu xám nhạt hoặc màu vàng nhạt.

Sâu bệnh hại cây cà phê

1. Rệp sáp (Pseudococus spp.)
1.1 Đặc điểm hình thái
- Rệp trưởng thành có hình bầu dục trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp. Trưởng thành đực mình thon dài, có cánh không có sáp, mắt to đen, râu và chân có nhiều lông ngắn.
- Trứng bầu dục dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ.
- Rệp non mới nở màu hồng. Chưa có sáp bên mình, chân khá phát triển.

Sâu bệnh hại cà chua

I. Bọ phấn (Bemisia tabaci)
1. Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 0.8-1.5mm, sải cánh 1.1-2mm. hai đôi cánh trước và sau dài gần bằng nhau. Trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và mảnh.
- Trứng rất nhỏ hình bầu dục, có cuống, mới đẻ màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám.
- Sâu non màu vàng nhạt, hình ô van, đẫy sức dài khoảng 0.7-0.9mm. Nhộng giả hình bầu dục, màu sáng, có lông thưa ở 2 bên sườn.

Sâu bệnh hại thông ba lá

1. Ong ăn lá (Nesodiprion biremis Konow)
- Đặc điểm hình thái và tập tính sinh học
+ Sâu trưởng thành: Thuộc dạng ong, màu vàng nâu. Con cái có kích thước 4 x 9 mm; con đực 2,9 x 6,3 mm. Râu đầu nhiều hơn 9 đốt. Râu đầu con cái hình răng lược ngắn, con đực dạng lông chim. Cánh trước không có mạch. Chỗ nối ngực và bụng không thắt lại, các đốt chân có 2 cựa ở cuối. Cánh màu trong suốt. Ong trưởng thành đực nhỏ hơn ong cái. Toàn thân màu đen bóng.

Sâu bệnh hại cao su

1. Bệnh phấn trắng lá (Oidium heveae Steinm)
1.1. Triệu chứng gây hại
- Bệnh phát sinh chủ yếu trên các lá non. Sau khi nấm bệnh tấn công 7-10 ngày, bào tử được hình thành trên vết bệnh có màu trắng ở hai mặt lá, vết bệnh có hình dạng không cố định. Bệnh làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, cây sinh trưởng kém.
- Hoa bị bệnh thì nhỏ và thối rụng.

Sâu bệnh hại bó xôi

Ruồi hại lá (Liriomyza huidobrensis, Ophiomyia phaseoli)
Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 2-3mm, màu đen.
- Trứng có hình ô van dài, rất nhỏ, có màu trắng trong sau chuyển màu vàng nhạt.
- Sâu non là dạng dòi, không chân, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, trông rõ ruột bên trong màu đen.

Sâu bệnh hại dâu tây

1.Nhện đỏ: (Tetranichus spp.)
1.1. Đặc điểm hình thái:
- Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, lấm tấm như cám, mắt thường khó phát hiện. Nhện trưởng thành, màu hồng, đỏ nhạt, hình cầu (con cái), con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói, trên mình và chân có nhiều lông cứng.
- Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng, sau đó chuyển hoàn toàn sang màu hồng.