Loại bỏ các thuốc BVTV có chưa hoạt chất Acephate, diazinon, malathion và zinc phosphide khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam
- Được viết: 12-09-2018 17:16
LOẠI BỎ CÁC THUỐC BVTV CÓ CHỨA HOẠT CHẤT ACEPHATE, DIAZINON, MALATHION VÀ ZINC PHOSPHIDE RA KHỎI DANH MỤC THUỐC BVTV ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM
Ngày 28/8/2018 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành quyết định số 3435/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất Acephate, Diazinon, Malathion và Zinc Phosphide ra khỏi Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Theo đó, các thuốc có chứa hoạt chất Acephate, Diazinon, Malathion và Zinc Phosphide không được phép nhập khẩu và chỉ được buôn bán, sử dụng tối đa 01 năm (đến ngày 27/10/2019). Đồng thời ngừng toàn bộ các thủ tục đăng ký thuốc BVTV có hoạt chất Acephate, Diazinon, Malathion và Zinc Phosphide vào Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam kể từ ngày 27/10/2018.
1. Hoạt chất Acephate
Trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 25 tên thương phẩm có chứa hoạt chất Acephate (23 thương phẩm chứa đơn chất Acephate và 02 thương phẩm chứa hỗn hợp Acephate và hoạt chất khác) đăng ký phòng trừ dịch hại chủ yếu trên lúa, điều, cà phê, mía (phổ biến tại Lâm Đồng có các tên thương phẩm như: Lancer 40EC; Mace 75SP,…).
Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 1030 - 1447 mg/kg, LD50 qua da <10250 mg/kg. Ít độc với cá và ong. Thời gian cách ly 7 ngày. Liều lượng sử dụng: Chế phẩm 40EC dùng 1,5 - 2,5 lít/ha cho cà phê, thuốc lá, lúa. Chế phẩm 75EC dùng 0,75 - 1,0 kg/ha cho lúa. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, có khả năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng như sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít, rầy hại lúa; rệp sáp/cà phê; rệp/thuốc lá.
Một số loại thuốc có chứa hoạt chất Acephate
2. Hoạt chất Diazinon
Trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 33 tên thương phẩm có chứa hoạt chất Diazinon (31 thương phẩm chứa đơn chất Diazinon và 02 thương phẩm chứa hỗn hợp Diazinon và hoạt chất khác) phổ biến tại Lâm Đồng có các tên thương phẩm như: Diazan 10GR; Diazol 10GR; Vibasu 5GR,…
Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 1250mg/kg, LD50 qua da 2150 mg/kg. Độc với cá và ong. Thời gian cách ly 7 ngày. Liều lượng sử dụng: Chế phẩm 40EC sử dụng liều lượng 1,5 - 2,5 lít/ha cho lúa, chế phẩm 50EC sử dụng 0,8 - 0,9 lít/ha cho cây công nghiệp, chế phẩm dạng hạt 10% dùng 15 - 25 kg/ha cho lúa.
Tác động tiếp xúc, vi độc, có khả năng thấm sâu và một phần xông hơi. Phổ tác dụng rộng, phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng như sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié/ lúa; sâu đục thân, mọt đục cành/cà phê; sâu đục thân/ ngô, sâu xanh/ lạc.
Một số loại thuốc có chứa hoạt chất Diazinon
3. Hoạt chất Malathion
Trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 02 tên thương phẩm có chứa hoạt chất Malathion (02 thương phẩm chứa đơn chất Malathion và 01 thương phẩm chứa hỗn hợp Malathion với Fenvalerate) như: Malate 73EC; Malvate 21 EC. Phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện đỏ như: sâu cuốn lá, sâu keo/lúa, sâu khoang, sâu xanh/lạc, sâu bao/điều. Liều lượng sử dụng: 1,0 - 1,5 lít/ha.
Thuộc nhóm độc III, LD 50 qua miệng 1300 - 1800mg/kg, qua da 4100mg/kg. Độc với ong mật và cá. Thời gian cách ly với rau, ngũ cốc 7 ngày. Tác động tiếp xúc, vị độc có khả năng xông hơi yếu, phổ tác động rộng.
4. Hoạt chất Zinc Phosphide
Trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành có 02 tên thương phẩm có chứa hoạt chất Zinc Phosphide là Zinphos 20% và Fokeba 20%.
Là thuốc trừ chuột thuộc nhóm độc I, LD50 qua miệng 45,7 mg/kg, sau khi đi vào cơ thể Phosphua kẽm phản ứng với axit có trong dạ dày và giải phóng phosphin (PH3), Phosphin đi vào máu, phá hoại gan, thận, phổi và tim, chuột trúng độc nhanh và bị chết trong vòng 24 giờ. Thuốc rất độc với động vật có vú, gia súc, gia cầm.
Nồng độ phosphua kẽm trong bả khoảng 0,75 - 5%. Trên ruộng, hiệu lực của bả bị phân huỷ sau vài ngày.
Thuốc trừ chuột chứa hoạt chất Zinc Phosphide
(Kèm theo Quyết định số 3435/QĐ-BNN-BVTV ngày 28/8/2018).
Các tin khác
- Nhóm thuốc trừ sâu thảo mộc tại Lâm Đồng - 10/06/2019
- Thông báo mở lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn về thuốc BVTV - 22/05/2020
- Hoạt chất Salicylic axit - 08/01/2019
- Loại bỏ thuốc Bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Glyphosate và các hoạt chất thay thế - 20/05/2019
- LOẠI BỎ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CÓ CHỨA HOẠT CHẤT GLYPHOSATE RA KHỎI DANH MỤC THUỐC BVTV ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM - 11/04/2019
- THÔNG BÁO MỞ LỚP HUẤN LUYỆN CHUYÊN MÔN VỀ PHÂN BÓN VÀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - 04/04/2019
- KHAI GIẢNG LỚP TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN VỀ THUỐC BVTV NĂM 2019 - 11/04/2019
- THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CHỨA HOẠT CHẤT GLYPHOSATE - 14/05/2020
- TỔ CHỨC TẬP HUẤN LỚP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN VỀ PHÂN BÓN TẠI ĐÀ LẠT NĂM 2019 - 17/04/2019
- Tập huấn văn bản pháp luật mới về giống cây trồng, phân bón và thuốc BVTV năm 2019 - 28/05/2019
- Quyết định số 4154/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/10/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, về việc loại các thuốc BVTV chứa hoạt chất Trichlorfon khỏi Danh mục thuốc BVTV và bổ sung 02 hoạt chất Trichlorfon và Carbofuran vào Danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại Việt Nam (K - 27/10/2017