Thống kê truy cập

4554043
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
94
8378
49002
4554043

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 3 năm 2013

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           Số: 16/TB-BVTV                                 Lâm Đồng, ngày18 tháng3 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 09 đến ngày 15 tháng 3 năm 2013

 

            I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Trong tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu diễn biến theo chiều hướng: đêm không mưa, ngày nắng, chiều tối có mưa rào nhẹ vài nơi, nhiệt độ trung bình 21,50C, cao nhất 370C và độ ẩm 64 - 82%, lượng mưa không đáng kể.

            II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

            1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng 7.070,8ha) ‎‎

- Tổng diện tích gieo sạ lúa vụ Đông Xuân 2012 – 2013 là 10.391,3 ha (đã thu hoạch 3.320,5 ha tại Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai).

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đức Trọng

 

158

 

621

195

 

974

Đạ Tẻh

 

252

430

450

402

43

1.577

Cát Tiên

 

 

 

 

200

336

536

Đạ Huoai

2

 

7

7

3

3

22

Đơn Dương

 

 

942

 

 

 

942

Di Linh

 

912

72,8

3

 

 

987,8

Lâm Hà

 

 

1.212

 

 

 

1.212

Đam Rông

27

 

793

 

 

 

820

Tổng

29

2.115

2.663,8

1.081

800

382

7.070,8

 

- Rầy nâu: Tình hình rầy nâu diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng mạnh cả về mật độ và diện tích nhiễm. Mật độ trung bình 248,6 con/m2, cao nhất 6.000 con/m2. Tổng diện tích nhiễm 632,8 ha, tăng 539,5 ha so với kỳ trước, trong đó có 52 ha nhiễm nặng tại Đạ Tẻh  trên lúa giai đoạn trỗ (mật độ từ 3.000 - 6.000 con/m2).

- Đạo ôn lá: Bệnh xuất hiện và gây hại trên diện tích 235,8 ha tại Đức Trọng và Đạ Huoai, TLH 4,8 - 30,5%, giảm 54,7 ha so với kỳ trước, trong đó nhiễm nặng 85,6 ha  tại Đức Trọng với TLH từ 20 - 30,5%.

- Vàng lá sinh lý: Trong tuần qua, bệnh có xu hướng giảm về diện tích nhiễm nhưng lại tăng về diện tích nhiễm nặng. Tại Đạ Tẻh bệnh nhiễm trên diện tích 139 ha, TLH 15,9 - 62%, giảm 199,2 ha so với kỳ trước, trong đó 119 ha nhiễm nặng (TLH 40 - 62%).

            2. Trên cây cà phê (Diện tích canh tác: 145.734,6 ha) 

- Khô cành: Tại các huyện trồng cà phê, diện tích nhiễm khô cành 27.422,8 ha, TLH 8,3 - 75%, trong đó có 368,4 ha nhiễm nặng tại Bảo Lâm (TLH từ 50 - 75%). Tăng 2.064,5 ha so với kỳ trước.

- Vàng lá: Bệnh nhiễm 19.239,8 ha tại các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc và Đà Lạt, TLH 3,8 - 30%, tăng 1.935 ha so với kỳ trước.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 16.416,6 ha, TLH 5,3 - 30,9%, giảm 320 ha so với kỳ trước.

- Rệp sáp: Có xu hướng gia tăng mạnh. Tổng diện tích nhiễm tại Di Linh, Bảo Lâm và Bảo Lộc 25.046,5 ha, TLH 6,3 - 37,9%, tăng 18.710,2 ha so với kỳ trước, trong đó có 4.172,2 ha nhiễm nặng tại Bảo Lâm với TLH từ 30 - 37,9%.

            3. Trên cây chè (Diện tích canh tác: 24.319,2 ha)

- Rầy xanh: Nhiễm 5.340,8 ha tại Bảo Lâm và Bảo Lộc, TLH 3,9 - 26,8%, giảm 509 ha so với kỳ trước, trong đó nhiễm nặng 951,5 ha tại Bảo Lâm (TLH 20 - 26,8%).

- Bọ xít muỗi: Tổng diện tích nhiễm 8.302,3 ha tại Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc và Bảo Lâm, TLH 3,8 - 28,4%, giảm 43,8 ha so với kỳ trước, trong đó nhiễm nặng 536,3 ha tại Bảo Lâm với TLH 20 - 28,4%.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 6.492,3 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm, TLH 3,1 - 20%, tăng 736 ha so với kỳ trước.

            4. Trên cây rau:

            4.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 2.201 ha)

- Sâu tơ: Nhiễm tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương trên diện tích 843,5 ha, mật độ trung bình 7,6 con/m2, cao 22 con/m2, tăng 17,5 ha so với kỳ trước.

- Sưng rễ: Bệnh nhiễm 839,6 ha ở mức nhẹ - trung bình tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, giảm 59,5 ha so với kỳ trước.

            4.2 Cây cà chua (Diện tích gieo trồng: 3.047 ha)

- Bệnh xoăn lá cà chua: Tại Đơn Dương, Đức Trọng bệnh xoăn lá nhiễm trên diện tích 606,2 ha, TLH 2,4 - 20%, tăng 86,8 ha so với kỳ trước.

- Sâu xanh: Xuất hiện và gây hại 360 ha tại Đơn Dương, TLH 2 - 10%, giảm 600 ha so với kỳ trước.

- Héo xanh: Nhiễm tại Đức Trọng 189,4 ha, TLH 2 - 10%, tăng 37,9 ha.

            4.3 Cây khoai tây (Diện tích gieo trồng: 100 ha)

- Mốc sương: Bệnh nhiễm 56 ha tại Đà Lạt, TLH 11,6 - 27%, giảm 49 ha so với kỳ trước.

            5. Trên các cây trồng khác:

            5.1 Cây điều (Diện tích canh tác: 14.510 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Cát Tiên, Đạ Huoai, Đam Rông và Đạ Tẻh trên diện tích 3.385,2 ha, TLH 8,1 - 25%, giảm 472,9 ha so với kỳ trước.

- Xì mủ: Bệnh nhiễm 739,8 ha tại Đạ Tẻh, Đam Rông, TLH 6,2 - 29%,  giảm 131 ha.,  trong đó 261,1 ha nhiễm nặng tại Đạ Tẻh (TLH 20 – 29%).

- Bệnh thán thư: Bệnh nhiễm 1.618,3 ha tại Cát Tiên, Đạ Huoai và Đạ Tẻh, TLH 6,7 -  45%, giảm 384,7 ha so với kỳ trước.

            5.2 Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.645,6 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Đạ Huoai 484 ha tại Đạ Tẻh, TLH 10,7 - 34%, giảm 74,3 ha so với kỳ trước, trong đó 95,8 ha nhiễm nặng (20 - 34%).

- Loét thân: Nhiễm tại Đạ Huoai trên diện tích  104,6ha, TLH 10 - 30%, giảm 104,6 ha so với kỳ trước.

            5.3 Cây cao su (Diện tích canh tác: 7.343 ha)

- Bệnh rụng lá: Bệnh nhiễm 366 ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, TLH 10,3 - 42%., trong đó nhiễm nặng 285,5 ha tại Đạ Tẻh (TLH 40 - 42%)

- Bệnh xì mủ: Nhiễm tại Đạ Tẻh trên diện tích 701 ha, TLH 16,2 - 60%, tăng 15,5 ha so với kỳ trước, trong đó 358,8 ha nhiễm nặng (TLH 50 - 60% cành)

            III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: đêm không mưa, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Các đối tượng dịch hại như rầy nâu, bệnh đạo ôn lá hại lúa; bọ xít muỗi, xì mủ thân hại cây điều; bọ cánh cứng, bọ xít muỗi hại cây ca cao; vàng lá, rỉ sắt và rệp sáp hại cây cà phê; bệnh rụng lá, xì mủ hại cây cao su có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan.

- Rầy nâu hại lúa: Hiện nay tình hình rầy nâu tại các huyện Đạ Tẻh tiếp tục diễn biến phức tạp, TTNN các huyện cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy ngoài đồng ruộng và đề xuất kịp thời hướng dẫn nông dân các biện pháp xử lý đặc biệt là diện tích nhiễm nặng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cháy rầy.

- Đạo ôn lá hại lúa: không nên gieo trồng các giống nhiễm bệnh như VND 95-20; OM 35 -36, sử dụng một số giống lúa kháng đạo ôn như  IR 64, IR 59606. Vệ sinh đồng ruộng và cỏ dại để diệt nguồn bào tử và sợi nấm, các diện tích đã bị nhiễm bệnh nên hạn chế bón phân đạm và các loại phân bón qua lá. Có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc đăng ký phòng trừ bệnh đạo ôn trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

- Rệp sáp hại cây cà phê: Hiện nay, rệp sáp bắt đầu xuất hiện và gây hại mạnh,  TTNN cần thường xuyên điều tra, thông báo và hướng dẫn nông dân sử dụng một số loại thuốc BVTV trừ rệp sáp.

Đề nghị TTNN các huyện kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến của tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng để có biện pháp chỉ đạo kịp thời, hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại cho bà con nông dân.

CHI CỤC TRƯỞNG

 Nơi nhận:

- Trung tâm BVTV phía Nam;

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các huyện, Tp;

- TTNN các huyện, Tp;

- TTKN Lâm Đồng (email);

- Đài PT-TH Lâm Đồng (email);

- Lưu: VT, KT.

 

Các tin khác