Sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại Lâm Đồng
- Được viết: 09-07-2019 15:05
Sản xuất hữu cơ là quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ về nước tưới, đất không bị ô nhiễm; không sử dụng các vật tư đầu vào (phân bón, thuốc BVTV) là hóa chất; không dùng giống cây trồng, vật nuôi và nguyên liệu có nguồn gốc là sinh vật biến đổi gen (GMO). Do vậy sản xuất hữu cơ là sản xuất cho sản phẩm sạch, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và sản xuất thân thiện với môi trường.
Về sản xuất rau hữu cơ tại Lâm Đồng: Mặc dù là tỉnh được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi có quy mô diện tích ứng dụng công nghệ cao lớn, nhưng đến nay tại Lâm Đồng chứng nhận hữu cơ cũng mới chỉ được thực hiện trên sản xuất trồng trọt (cây chè, rau), chăn nuôi (bò sữa), điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp hữu cơ là nhu cầu rất cao của chuỗi nông sản toàn cầu song quy trình thực hiện cực kỳ nghiêm ngặt nên khả năng mở rộng quy mô rất chậm.
Hiện nay sản xuất rau được chứng nhận hữu cơ cũng mới chỉ được thực hiện với diện tích 32,09 ha, sản lượng 318,6 tấn/năm của 05 doanh nghiệp đã được chứng nhận sản xuất hữu cơ, 01 doanh nghiệp đang xin cấp giấy chứng nhận.
STT |
Tên cơ sở trồng trọt hữu cơ |
Loài cây trồng |
Diện tích (ha) |
Năng suất bình quân (tấn/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Nguồn kinh phí |
Điện thoại liên hệ |
Đơn vị chứng nhận |
1 |
Công ty TNHH Liên Doanh Organic Đà Lạt |
Rau củ các loại |
3,69 |
8,0 |
29,0 |
Doanh nghiệp |
0911451484 |
Control Union Certifications chứng nhận theo tiêu chuẩn USDA của Hoa Kỳ |
2 |
Công ty TNHH TM DV SX Tượng Sơn (Đức Trọng) |
Rau củ các loại |
2 |
13,5 |
27,0 |
Doanh nghiệp |
0986629697 |
Control Union Certifications chứng nhận theo tiêu chuẩn USDA của Hoa Kỳ |
3 |
Công ty TNHH Florama Việt Nam (Lạc Dương) |
Rau củ các loại |
2,7 |
13,0 |
35,1 |
Doanh nghiệp |
0968188628 |
Control Union Certifications chứng nhận theo tiêu chuẩn USDA của Hoa Kỳ |
4 |
Công ty TNHH JAN’S (Lạc Dương) |
Rau củ các loại (cà chua, ớt, cải, xà lách, hành, tỏi, dưa leo, dâu tây…) |
1,7 |
- |
|
Doanh nghiệp |
0943669686 |
NhoNho |
5 |
Vườn ươm Thiên Sinh (Đơn Dương) |
Rau củ các loại |
8 |
22,8 |
182,5 |
Doanh nghiệp |
0984965902 |
Đơn vị đang xin cấp giấy chứng nhận (NhoNho)
|
6 |
Công ty TNHH Univer |
Rau củ các loại |
14 sản xuất 3 ha |
15,0 |
45,0 |
Doanh nghiệp |
0908986283 |
Control Union Certifications chứng nhận theo tiêu chuẩn USDA của Hoa Kỳ |
|
Tổng |
|
32,09 |
|
318,6 |
|
|
|
Có 05/06 công ty đã được chứng nhận đều có hệ thống sơ chế đóng gói, bảo quản đã được cấp chứng nhập ISO 2200, HACCP đạt tiêu chuẩn Châu Âu, nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng xuyên xuốt trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của chính công ty mình.
Hiện tại tỉnh Lâm Đồng chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, chưa có các cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ mà lồng ghép thực hiện trong các chương trình, dự án như chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ liên kết sản xuất tiêu thụ thông qua hợp đồng,…Các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế, chưa tập huấn đào tạo về sản xuất hữu cơ... là những khó khăn của sản xuất rau hữu cơ của Lâm Đồng.
Về tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ tại Lâm Đồng: Sản phẩm rau sản xuất hữu cơ có giá trị cao, tuy nhiên năng suất thấp, giá thành lại cao, vì vậy có giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với các sản phẩm rau sản xuất thông thường. Sản phẩm hữu cơ của các doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu cho các đối tượng tiêu dùng cao cấp như cho các bếp ăn gia đình người nước ngoài hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam, các khách sạn lớn, Công ty cổ phần, suất ăn hàng không của hãng Pacific và một số khách hàng có nhu cầu tiêu dùng cao cấp khác. Tuy nhiên, công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm rau hữu cơ tại Lâm Đồng chưa được thực hiện rộng rãi, người tiêu dùng chưa tin tưởng và khó phân biệt giữa sản phẩm sản rau xuất hữu cơ và các sản phẩm rau sản xuất thông thường khác. Do vậy, tuy nhu cầu thị trường cao nhưng sản phẩm rau hữu cơ vẫn khó tiêu thụ, chỉ các tổ chức cá nhân có hợp đồng trước, với đầy đủ các chứng nhận hợp lệ mới có thể đứng vững trên thị trường.
Là một tỉnh xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chính trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, nâng cao giá trị gia tăng, hướng tới xuất khẩu, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Do đó trong thời gian tới, để phát triển rau hữu cơ tại Lâm Đồng cần có những định hướng sau:
- Xác định cây trồng phù hợp để sản xuất hữu cơ, ưu tiên tập trung phát triển sản xuất hữu cơ trên rau, quả.
- Khảo sát, xác định các vùng trồng và qui hoạch vùng sản xuất hữu cơ. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với phát triển nông nghiệp hữu cơ; Tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ tại huyện Đơn Dương là huyện đạt nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh (giai đoạn 2018 - 2025), Làng đô thị xanh tại xã Xuân Thọ Đà Lạt và các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tổ chức sản xuất liên kết để sản xuất tiêu thụ các sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ, sản xuất theo hướng hữu cơ.
- Xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ. Trong đó xây dựng các mô hình, quy trình và cơ chế chính sách về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.
- Khuyến khích doanh nghiệp cung ứng vật tư phối hợp với cơ quan chức năng để xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ, theo hướng hữu cơ.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất hữu cơ về quy trình sản xuất hữu cơ, chứng nhận hữu cơ và xúc tiến thương mại các sản phẩm hữu cơ.
Một số hình ảnh về sản xuất, sản phẩm rau hữu cơ tại Lâm Đồng:
Các sản phẩm rau hữu cơ tại côngg ty TNHH Liên Doanh Organic Đà Lạt
Sản xuất rau hữu cơ tại vườn ươm Thiên Sinh - Đơn Dương
Lê Thị Thanh Nga
Các tin khác
- V/v vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc Công ty TNHH B’laoFood (12-6) - 15/06/2023
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Hợp tác xã sầu riêng Đạ Oai. - 18/05/2023
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Hợp tác sầu riêng Hương Thanh - 24/05/2023
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thương mại Dịch vụ Ngọc Minh Châu. - 18/05/2023
- V/v xây dựng Kế hoạch phát triển thị trường nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng năm 2023 - 17/03/2023
- Nông sản Trung Quốc nhái - nỗi đau của nông dân Đà Lạt - 24/08/2018
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Chuông san hô của công ty TNHH Công nghệ sinh học F1 - 29/09/2022
- V/v cấp mã số hạt giống ớt xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH sản xuất hạt giống rau Lâm Đài. - 18/05/2023
- Kết quả thực hiện Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt năm 2018 - 03/04/2019
- V/v cấp mã số vùng trồng ngọn giống, cây giống xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH DaLat Hasfarm - 08/06/2023
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Hợp tác xã Nông Nghiệp Dịch Vụ Sầu riêng Hương Sơn - 19/05/2023
- Kết quả bước đầu thực hiện Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt - 27/08/2018
- Công tác Kiểm dịch thực vật nội địa 6 tháng đầu năm 2018 tại Lâm Đồng - 27/08/2018
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại HaiYang - 19/05/2023
- Thông báo mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc - 22/09/2022
- Công tác kiểm tra trực tuyến đợt 1 năm 2023 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) để cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 19/06/2023
- Báo cáo Kết quả kiểm tra các vùng trồng đề nghị cấp mã số Công ty TNHH SX&TN HaiYang - 17/03/2023
- Kết quả điều tra dịch hại đối với sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho - 27/09/2022
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Tổ hợp tác Dương Quốc Vinh - 24/05/2023
- Hướng dẫn thành phần hồ sơ, biểu mẫu đăng ký cấp mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu - 28/12/2022