Nông sản Trung Quốc nhái - nỗi đau của nông dân Đà Lạt
- Được viết: 24-08-2018 08:54
Nông sản Trung Quốc nhái - nỗi đau của nông dân Đà Lạt
Nông sản Đà Lạt khan hàng nhưng lại bị nông sản Trung Quốc ép giá khiến nhiều nông dân khóc ròng, phải bỏ úng rau củ đến kỳ thu hoạch
Đến kỳ thu hoạch, xịt thuốc cho rau chết
Nguyên nhân do nhiều tiểu thương nhập hàng Trung Quốc về Đà Lạt, thay nhãn mác, bao bì rồi chuyển xuống TP HCM và các tỉnh khác bán với mác nông sản Đà Lạt khiến cung vượt cầu, nhiều mặt hàng rớt giá thê thảm.
Cải thảo, cải cúc (tần ô), bắp sú, xà lách xoăn… đang canh tác tại Đà Lạt phải đổ bỏ hoặc bỏ úng trên ruộng vì hàng Trung Quốc áp đảo. Ông Nguyễn Văn Hùng (45 tuổi; ngụ phường 7, TP Đà Lạt) canh tác hơn 1,5 ha bắp sú và cải thảo. Thời tiết năm nay mưa nhiều khiến các mặt hàng nông sản Đà Lạt giảm về sản lượng. Thường mọi năm, mùa này, giá nông sản gồm hành tây, khoai tây, cà rốt và các loại rau ở mức cao nhất trong năm vì khan hiếm hàng nhưng năm nay, những mặt hàng này nhan nhản ngoài chợ mà các thương lái vẫn cứ ồ ạt nhập từ Trung Quốc về.
Nông dân Nguyễn Văn Hùng (ngụ phường 7, TP Đà Lạt) xót xa bên vườn rau bỏ úng vì giá bán quá thấp
Do khoai tây Đà Lạt giá cao gấp 2 - 3 lần khoai tây nhập từ Trung Quốc nên một số thương lái "phù phép", biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt. Tại huyện Đơn Dương, nơi có diện tích hành tây, khoai tây, cà rốt lớn nhất tỉnh Lâm Đồng, bình thường giá khoai tây dao động từ 14.000-16.000 đồng/kg, hành tây, cà rốt cũng ở mức 11.000-15.000 đồng/kg. Hiện nay, giá các mặt hàng trên rớt còn nửa giá, chỉ 7.000-8.000 đồng/kg dù đã hết mùa. Theo nhẩm tính của những người làm vườn, với giá bán này, mỗi sào hành tây, nhà vườn phải bù lỗ thêm khoảng 3 triệu đồng nữa mới đủ vốn đầu tư ban đầu, đó là chưa kể tiền thuê người thu hoạch khoảng 250.000 đồng/ngày và công sức bỏ ra chăm sóc trong 3 tháng.
Tương tự, rau cải thảo, xà lách xoăn, đậu Hà Lan tại vườn hiện chỉ khoảng 2.000 đồng/kg, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Văn Kính (46 tuổi; ngụ phường 8, TP Đà Lạt) cho biết mặc dù giá đã xuống rất thấp nhưng lượng tiêu thụ trên thị trường vẫn rất chậm nên hầu hết nhà vườn đều lâm vào cảnh khốn đốn, thương lái không đến thu mua.
Còn ông Lê Gia Bảo Quốc (47 tuổi; ngụ phường 8, TP Đà Lạt) nhẩm tính trước đây, nông dân Đà Lạt canh tác 1 sào nông sản (cà rốt, khoai tây hay xà lách xoăn...) sau khi trừ chi phí, mỗi năm đem lại lợi nhuận 250 triệu đồng. Hai năm trở lại đây, nông dân thua lỗ nặng. Cách đây hơn 10 ngày, nhiều hộ dân đến ngày thu hoạch bắp sú và cải cúc thấy giá quá thấp, phải bấm bụng dùng thuốc xịt cho chết sạch rồi thuê máy cày dập lại xuống đất để chuẩn bị mùa vụ mới.
Trông chờ sự tỉnh táo của người tiêu dùng?
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện rất khó xử lý tình trạng thương lái trộn đất giả mạo nông sản Trung Quốc thành nông sản Đà Lạt. Theo ông Sơn, hành động này không cấu thành hành vi tội phạm bởi không có luật cấm, trừ khi phát hiện các mặt hàng nhập không rõ nguồn gốc và kiểm tra vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mới tịch thu và xử phạt hành chính.
"Hiện tại, chủ yếu dựa vào sự tỉnh táo của người tiêu dùng, chứ không thể cấm nông sản Trung Quốc nhập vào chợ được. Mà xử phạt hành chính các chủ vựa khi phát hiện sai phạm thì cũng chưa đủ răn đe so với lợi nhuận mang lại. Trước mắt, sở thành lập chuỗi gắn nhãn mác các mặt hàng Đà Lạt, trong đó trước tiên sẽ gắn nhãn mác cho khoai tây sau đó sẽ tiến hành các bước cho các loại nông sản khác, chứ thực sự là rất khó xử lý" - ông Sơn thừa nhận.
Để bảo vệ thương hiệu khoai tây Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt. Qua đề án này, sẽ tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm khoai tây Đà Lạt hàng trăm ngàn bao bì, được sản xuất theo mẫu mã riêng, có tem chống hàng giả cho các túi, thùng đóng gói sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng - đơn vị trực tiếp triển khai đề án này, cho biết tổng kinh phí để thực hiện là hơn 1 tỉ đồng, trong đó trên 70% số tiền được trích từ ngân sách nhà nước, còn lại là vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân thụ hưởng từ đề án. Dự kiến trong tháng 9-2018 sẽ tiến hành ghi nhãn các bao bì với khoai tây trong vụ hè thu này.
Trong ngày 22-8, theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, vấn đề một số tư thương nhập nông sản từ Trung Quốc về để giả mạo thương hiệu chỉ dẫn địa lý của Đà Lạt đã được UBND tỉnh chỉ đạo rất quyết liệt từ nhiều năm bằng văn bản và đi kiểm tra thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các sở, ngành vẫn chưa tập trung.
Nguồn: Báo Lao động
Các tin khác
- V/v xây dựng Kế hoạch phát triển thị trường nông sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng năm 2023 - 17/03/2023
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại HaiYang - 19/05/2023
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Hợp tác xã Đất Xanh Lâm Đồng - 18/05/2023
- Sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại Lâm Đồng - 09/07/2019
- V/v cấp mã số vùng trồng ngọn giống, cây giống xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH DaLat Hasfarm - 08/06/2023
- V/v vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc Công ty TNHH B’laoFood (12-6) - 15/06/2023
- Tình hình sản xuất một số giống hoa mới nhập khẩu tại công ty TNHH Linh Ngọc - 03/06/2019
- Báo cáo Kết quả kiểm tra các vùng trồng đề nghị cấp mã số Công ty TNHH SX&TN HaiYang - 17/03/2023
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Tổ hợp tác Dương Quốc Vinh - 24/05/2023
- Ngăn chặn, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đối với nông sản nhập từ Trung Quốc về tỉnh bán gây nhầm lẫn với nông sản Đà Lạt và các huyện lân cận - 13/09/2018
- Báo cáo Kết quả kiểm tra cơ sở đóng gói đề nghị cấp mã số Công ty TNHH Đức Huệ Lâm Đồng II - 17/03/2023
- V/v cấp mã số hạt giống ớt xuất khẩu sang thị trường EU của công ty TNHH sản xuất hạt giống rau Lâm Đài. - 18/05/2023
- V/v tổ chức hội thảo tập huấn kỹ thuật canh tác cây ca cao - 17/03/2023
- Tem nhãn, bao bì sản phẩm Khoai tây Đà Lạt - 15/01/2019
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Hợp tác xã Nông Nghiệp Dịch Vụ Sầu riêng Hương Sơn - 19/05/2023
- Thông báo mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc - 22/09/2022
- Báo cáo Kết quả kiểm tra các vùng trồng đề nghị cấp mã số Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản Minh Đức - 17/03/2023
- V/v quản lý vùng trồng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư Sen Việt - 23/05/2023
- Kết quả bước đầu thực hiện Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt - 27/08/2018
- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác duy trì , giám sát và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu tại 03 huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng (huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) - 11/07/2023