Thống kê truy cập

4132445
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1890
1890
49594
4132445

Hiệu quả từ mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý sản xuất cây trồng

Lâm Đồng có lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, toàn tỉnh có 60.200 ha (đạt 20,1% diện tích canh tác toàn tỉnh). Trên nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân đã đầu tư ứng dụng công nghệ thông minh (IoT) vào sản xuất với quy mô trên 235 ha. Việc ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, hệ thống thông tin chính xác trong sản xuất nông nghiệp giúp người sản xuất thiết lập dữ liệu trên phần mềm điện tử đối với các yếu tố vi khí hậu, môi trường và dinh dưỡng của cây trồng. Thông qua hệ thống cảm biến người điều hành có được các thông tin chính xác nhất về điều kiện sản xuất (pH, độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng) để giám sát và điều khiển việc tưới tiêu, châm phân, lưới cắt nắng, mở mái nhà kính, … bằng hệ thống mạng cảm biến; giúp cây trồng sinh trưởng tối ưu, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng cao; giảm thiểu lượng thuốc BVTV, phân bón trong canh tác cây trồng; giảm nhân công lao động cho các doanh nghiệp, HTX. Hiệu quả kinh tế trong canh tác cây trồng được nâng cao, sản xuất cây trồng được hiện đại hóa - thông minh.

Để đánh giá thực tiễn hiệu quả ứng dụng công nghệ IoT vào trong sản xuất, ngày 10/11/2020 Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng phối hợp với công ty TNHH Mimosa Technology tổ chức cho các hộ liên kết tham gia mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau công nghệ cao năm 2020 đến tham quan mô hình hộ ông Nguyễn Như Thủy, thôn Kim Phát - xã Bình Thạnh - huyện Đức Trọng. Mô hình trồng ớt ngọt, dưa leo, cà chua có tổng diện tích 1,0 ha canh tác nhà kính.

Công nghệ IoT được ứng dụng trong mô hình quản lý: điều khiển tưới và kiểm soát phân bón thông minh; cảm biến vi khí hậu; cảm biến kiểm soát lượng nước tưới và EC đầu ra trên giá thể; điều khiển EC và pH qua hệ thống tưới; phân tích nhu cầu nước và dinh dưỡng cây trồng để đưa ra khuyến nghị về lượng nước tưới, phân bón tối ưu; Ngoài ra, công nghệ IoT còn phân tích dữ liệu hàng ngày và nhật ký điện tử để hiệu chỉnh nước tưới, phân bón và phòng trừ dịch hại có hiệu quả. Hiệu quả áp dụng công nghệ này, giúp trang trại tiết kiệm 10-20% lượng nước tưới và phân bón so với việc điều chỉnh bằng các thiết bị cầm tay, giảm đến 50% công quản lý, chăm sóc theo dõi cây trồng. Năng suất cao hơn 10-15% so với việc sản xuất được giám sát bằng các thiết bị thủ công.

Từ việc ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý sản xuất cây trồng, giúp giảm nhiều chi phí cho sản xuất, tăng sản lượng, sản phẩm được kiểm soát minh bạch và chất lượng nông sản được nâng cao; mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất. Thông qua mô hình các hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau công nghệ cao đánh giá cao về hiệu quả của công nghệ IoT ứng dụng trong sản xuất rau và đề xuất lắp đặt ứng dụng trong thời gian tới.

Trần Điệp

Một số hình ảnh đoàn tham quan mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý sản xuất


                  

                        Bộ điều khiển trung tâm                                Bộ cảm biến vi khí hậu giám sát

                  

                Hướng dẫn nông dân cách vận hành                     Công nhân có môi trường làm việc

                các thiết bj giám sát tại bộ trung tâm                                         thân thiện

                  

                Nông dân trao đổi cách kiểm soát công nghệ  Cán bộ tư vấn cách vận hành công nghệ

                  

                    Bộ công tắc điện điều khiển hệ thống               Nông hộ liên kết tham quan mô hình

Các tin khác