Thống kê truy cập

4599725
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
295
17352
94684
4599725

Quy trình kỹ thuật canh tác cây cà phê chè

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CÀ PHÊ CHÈ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1251/QĐ-SNN ngày 13/12/2012 V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)

 

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Phạm vi điều chỉnh:Quy trình này quy định các yêu cầu kỹ thuật về trồng, chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và bảo quản cây cà phê chè sản xuất tại Lâm Đồng.

2. Đối tượng áp dụng: Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất cây cà phê chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 

3. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: 3 năm (1 năm trồng, 2 năm chăm sóc);

- Năng suất bình quân trong giai đoạn kinh doanh: Trên đất đỏ Bazan: 2,5-3 tấn nhân/ha, trên các loại đất khác 2-2,5 tấn nhân/ha.

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:

1. Đặc điểm thực vật học: Cà phê chè (Coffea arabica) có lá nhỏ, cây thường thấp. Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao, cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3-4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường cuối vụ thu hoạch cây cà phê đã phân hoá mầm hoa (cà phê chè tự thụ phấn). Rễ cà phê chiếm 80% lượng rễ ở tầng đất canh tác từ 0-30cm. Rễ có thể hút sâu tới 1m, bề rộng ra tới mép ngoài tán lá.

Cà phê chè có các chủng loại: Typica, Bourbon, Moka, Mondonova, Caturra, Catuai, Catimor....

2. Yêu cầu sinh thái:

- Đất đai: Đất có độ dốc từ 0-150, thích hợp nhất là dưới 80, thích hợp có giới hạn nhỏ là 8-150, không nên trồng cà phê chè trên đất dốc > 200; độ xốp trên 60%, đất dễ thoát nước, tầng đất dày trên 70cm, mực nước ngầm sâu hơn 100cm, hàm lượng mùn của lớp đất mặt (0-20cm) trên 2,5%, pHKCL4,5-6. Các loại đất phong hóa từ Pooc- phia, đá vôi, sa phiến thạch, granit... nếu có đủ điều kiện nêu trên đều có thể trồng được cà phê, song đất bazan là loại đất thích hợp nhất.

- Nhiệt độ và độ cao: Phạm vi thích hợp nhất từ 15-240C, cà phê chè thích hợp ở các vùng có độ cao từ 800-1.500m so với mặt nước biển.

- Lượng mưa: Cây cà phê chè cần lượng mưa từ 1.200-1.900mm, cần có mùa khô hạn ngắn tối thiểu 2 tháng vào cuối và sau vụ thu hoạch, cộng với nhiệt độ thấp thì thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa.

- Ẩm độ: Ẩm độ không khí trên 70% thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển. Khi cà phê nở hoa cần ẩm độ cao, nếu không mưa cần phải tưới nước thời kỳ này.

- Ánh sáng: Cà phê ưa ánh sáng tán xạ, những nơi có ánh sáng cường độ mạnh cần  trồng cây che bóng.

- Gió: Gió lạnh, nóng, khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh làm lá bị rách, rụng, các lá non bị khô. Gió nóng làm tăng quá trình thoát hơi nước của cây vì vậy cần có cây che bóng, đai rừng chắn gió.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:

1. Giống: Hiện nay, ở Lâm Đồng giống cà phê Catimor đang được trồng phổ biến nhất. Đây là giống lai giữa Hybrid de Timor với giống Catura; thuộc dạng thấp cây, cành đốt ngắn, có khả năng trồng dày; kháng bệnh gỉ sắt.

2. Xây dựng vườn ươm giống:

2.1. Thiết kế vườn ươm: Chọn nơi tưới tiêu thuận lợi, gần đường và dễ vận chuyển cây giống, tương đối kín gió. Giàn che có chiều cao cột từ 1,8-2,0m, luống ruộng từ 1,2-1,5m, dài từ 20-25m, theo hướng Bắc - Nam, lối đi giữa các luống rộng từ 30-40cm, xung quanh vườn được che kín gió.

2.2. Chọn loại giống: Sử dụng các giống đã được công nhận, chọn quả đã chín hoàn toàn từ vườn sản xuất giống có 5-6 năm tuổi, hái và chế biến để lấy hạt giống trong vòng 24 giờ. Sau khi xát vỏ thịt đem ủ từ 18-20 giờ rồi đãi thật sạch nhớt, phơi nơi thoáng gió, nắng nhẹ với độ dày từ 2 - 3cm, khi độ ẩm trong hạt còn 20-30% là đủ độ ẩm để làm giống. Hạt giống không nên để quá 2 tháng, càng để lâu càng mất sức nảy mầm.

2.3. Xử lý hạt giống: Đem hạt giống hong dưới nắng khi vỏ thóc hơi giòn, chà nhẹ cho bong lớp vỏ thóc, loại bỏ những hạt sâu, dị dạng, ngân hạt giống từ 20-24 giờ trong nước ấm 50-600C (nước vôi 1kg vôi + 50 lít nước). Sau đó đãi thật kỹ bằng nước sạch.

Cách ủ hạt giống: Để đảm bảo nhiệt độ 30-320C có thể dùng rơm, rạ, lá chuối khô, bao đay lót vào đáy và thành thúng, phủ 1 lớp bao tải, đưa hạt giống vào ủ, trên mặt cũng đậy kín bằng lớp bao tải sạch. Để cho hạt nảy mầm nhanh, hàng ngày tưới nước ấm (30-400C) hai lần vào khoảng 6-7 giờ sáng và 6-7 giờ tối. Không nên dỡ lớp bao tải nhiều làm mất nhiệt. Sau ủ 5 ngày kiểm tra, lựa hạt đã nứt nanh (nhú mầm) đem gieo, không để mầm dài quá 3mm.

2.4. Đất đóng bầu và túi ươm cây:

- Đất dùng đóng bầu ươm phải lấy ở tầng đất mặt 0-10cm, tơi xốp, có độ phì nhiêu cao, hàm lượng hữu cơ đạt 30% trở lên. Đất phải hong khô, đập vụn, qua sàng 5mm loại bỏ hết tàng dư hữu cơ, sỏi đá sau đó trọn đầu với phân chuồng hoai và phân lân nung chảy với tỷ lệ như sau: Đất 1.000kg + phân chuồng hoai 200kg + Lân 20kg.

- Túi bầu: Kích thước 12-13cm x 20-23cm, phần dưới đáy bầu đục 6-8 lỗ nhỏ đường kính 5mm để thoát nước. Bầu đất phải chặt, cân đối, thẳng đứng (hai góc đáy bầu phải nén chặt đất, lưng bầu không có chổ gãy khúc). Xếp bầu đất xít nhau, thẳng đứng, thành từng luống rộng 1-1,2m theo hướng Bắc-Nam, luống cách luống khoảng 50-60cm, quanh luống gạt lấp 1/3-1/4 chiều cao bầu để giữ ẩm và ổn định luống bầu.

2.5. Cho hạt nhú mầm rễ vào bầu:

- Tưới nước cho đất bầu đủ ẩm, dùng que tròn, nhọn có đường kính 1cm chọc 1 lỗ ở giữa mặt đất để đưa hạt vào, đầu mầm rễ hướng xuống đất, độ sâu đặt hạt 0,5-1cm sau đó lấp đát. Dùng trấu rắc lên mặt bầu.

Hàng bầu ở mép ngoài luống nên gieo 2 hạt để lấy cây con trồng dặm vào các bầu có cây bị chết (Khoảng 5% số bầu gieo hai hạt). Gieo xong dùng vòi sen tưới để ổn định hạt, hàng ngày tưới nước để đất đủ ẩm cho mầm mọc đều khỏe.

2.6. Chăm sóc cây con tại vườn ươm:

- Trồng dặm: Từ khi cây đội mũ đến khi cây ra hai á thật thứ nhất, dùng cây ở túi bầu dự phòng dặm vào những bầu cây không mọc.

- Tưới nước: Cần tưới đầy đủ: cây còn nhỏ thì tưới lượng nước ít nhiều lần, cây lớn tưới lượng nước nhiều và ít lần. Cụ thể:

Tháng tuổi

Giai đoạn sinh trưởng của cây con

Số ngày/lần tưới (ngày)

Lượng nước tưới (lít/m2/lần)

Tháng thứ 1

Nẩy mầm, đội mũ

1-2

6

Tháng thứ 2

Lá sò

2-3

9

Tháng thứ 3-4

1-3 cặp lá

3-4

12-15

Tháng thứ 5-6

4 cặp lá trở lên

4-5

18-20

- Bón phân: Khi cây có cặp lá thật thứ nhất bắt đầu bón thúc:

+ Phân vô cơ gồm: Urê và kali với tỷ lệ 200gr urê + 100gr KCl hoà tan trong 100 lít nước, tưới đều và tăng dần lượng theo thời gian phát triển của cây. Tưới phân vào buổi sáng, khoảng 15 - 20 ngày tưới 1 lần.

+ Phân hữu cơ gồm: Phân chuồng ngâm kỹ trước khi tưới một tháng. Khi tưới cần pha loãng theo tỷ lệ 1 nước phân + 5 nước lã và tăng dần nồng độ. Lượng phân thúc cho 1 ha vườn  ươm: Phân chuồng 20-30 tấn, phân hữu cơ sinh học 2 tấn, urê 500kg, lân 1.000kg, kali 300kg.

2.7. Phòng trừ sâu bệnh và làm cỏ:Chú ý  phòng bệnh lở cổ rễ, đưa cây bị bệnh ra khỏi vườn để đốt, phun cho các cây còn lại dung dịch boocđô 0,5%; Vicarben 0,25% hoặc Till 0,1%. Từ 10-15 ngày phun 1 lần (1 lít dung dịch thuốc/1m2 luống).

Khi có hiện tượng lá đọt và 1-2 cặp lá tiếp theo bị bạc, có màu trắng chuyển sang màu hơi vàng thì phun dung dịch ZnSO4 nồng độ 1%, phun đều lên luống bầu, 1 lít dung dịch/m2 luốn, phun 2-3 lần, 15-20 ngày phun 1 lần.

Thường xuyên nhổ cỏ, phá vỡ lớp váng trên mặt bầu.

2.8. Dỡ giàn điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây:Khi cây có 1 cặp lá thật, giàn che để 15-20% ánh sáng lọt qua. Khi cây có 3 cặp lá thật, dỡ liếp để hở khoảng cách rộng 20cm dọc theo rãnh luống, để 30-40% ánh sáng lọt qua. Khi cây từ 3-4 cặp lá để hở giàn che cho 50-70% ánh sáng lọt qua, sau đó cứ 17-20 ngày một lần dỡ tiếp cho khoảng trống trên giàn rộng ra, trước khi trồng 20 ngày thì dỡ giàn che hoàn toàn để cây quen với điều kiện tự nhiên.

2.9. Phân loại và tuyển lựa cây để trồng: Trước khi trồng cần tiến hành phân loại, chỉ trồng các cây con đủ các tiêu chuẩn sau: Tuổi cây xuất vườn 5-7 tháng, chiều cao cây tính từ mặt bầu 20-25cm, đường kính cổ rễ 2-3mm, số cặp lá thật 5-7, cây phát triển bình thường, không bị sâu bệnh, không bị dị hình và được huấn luyện ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày.

Những cây không trồng hết phải lưu lại vườn ươm để trồng vụ sau cần xử lý cắt bỏ phần ngọn: Dùng dao hoặc kéo sắc cắt vát thân ở độ cao 8-10cm trên đôi lá thật thứ nhất. Bón bổ sung bằng phân hữu cơ hoai 20gr + 3gr urê + 2gr kali/bầu. Các chế độ chăm sóc tiến hành tương tự như đối với cây con vụ ươm mới. Xử lý từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

3.1. Chuẩn bị đất trồng:  Đất trồng phải ở trong vùng trồng thích hợp và đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Các loại đất Bazan, pooc phia, granit, gnei phiến thạch sét đều trồng được cà phê chè nếu có những tiêu chuẩn sau đây:

- Tầng dầy trên 70cm, độ xốp trên 60%, hàm lượng hữu cơ trên 2,5%, độ chua pHKCL > 4,5. Mực nước ngầm cách mặt đất 1m, độ dốc dưới 200. Đất đã trồng các cây lâm nghiệp, cây ăn quả hết nhiệm kỳ kinh tế, vườn cà phê già cỗi...  muốn sử dụng trồng mới cà phê phải bày bừa, rà rễ, đưa hết tàn dư thực vật đem huỷ rồi trồng cải tạo đất 3 - 4 vụ liên tục bằng cây họ đậu, xử lý an toàn sâu bệnh mới được trồng cà phê. 

3.2. Thiết kế vườn cây trồng: Nếu khu đất có diện tích lớn, địa hình ít phân cắt cần thiết kế thành từng khoảnh 10-15ha, chiều dài theo đường đồng mức. Trong khoảnh chia ra từng lô khoảng 1ha (50 x 200m). Nếu diện tích đất hẹp, địa hình phân cắt mạnh thì chia lô theo đường phân cách của địa hình, giữa các lô theo địa hình xây dựng các đường phân lô rộng 2-3m theo đường đồng mức.

Thiết kế hàng cà phê theo đường đồng mức nếu trồng trên đất dốc. Mật độ trồng phụ thuộc vào giống và độ dốc.

3.3. Đào hố và ủ phân trong hố: Đào hố phải hoàn thành trước khi trồng mới ít nhất là 2 tháng.

- Đối với cà phê chè  kích thước hố thích hợp 40cm x 40cm x 50cm.

- Ủ trộn phân: Sau đào hố khoảng 1 tháng, lấy phân hữu cơ +  lân trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, lấp đến đâu dùng chân nén chặt đến đấy. Hỗn hợp đất lân cao hơn miệng hố khoảng 10 - 15cm. Liều lượng phân cho 1 hố: Phân hữu cơ: 10-20kg + 0,3kg lân nung chảy. Nếu không đủ phân chuồng thì dùng cây phân hữu cơ đóng bao.

3.4. Trồng cà phê:

- Thời vụ trồng: Bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa, kết thúc trồng trước khi vào mùa khô 1-2 tháng. Trồng tốt nhất từ tháng 6 đến 15/8 hàng năm.

- Cách trồng: Đất trong hố trồng cà phê cần đảo trộn đều, dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố. Dùng dao rạch và bóc bầu ni lông, cắt xén đáy bầu, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất, nén chặt, mặt bầu cách mặt đất 10-15cm, mỗi hố trồng 1 cây.

- Làm bồn: Tiến hành đào bồn chung quanh gốc cây cà phê để hạn chế xói mòn rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô. Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1-2 tháng. Trong năm đầu bồn được đào theo hình vuông với kích thước rộng 1m, sâu từ 0,15 đến 0,20 m, các năm sau bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 1-1,5 m và sâu từ 0,15 đến 0,20 m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa gây thương tổn cho rễ cà phê.

- Tủ gốc: Khi làm bồn xong, dùng rơm, rạ, cỏ tủ gốc, có thể tủ quanh gốc hoặc tủ theo băng với độ dầy từ 10 - 20cm,  tủ cách xa gốc khoảng 5 - 10cm để tránh mối làm hại cây.

- Mật độ và khoảng cách trồng: 

 

Giống cà phê chè

Độ dốc <80

Độ dốc >80

Khoảng

cách (m)

Mật độ (cây/ha)

Khoảng cách (m)

Mật độ (cây/ha)

Các giống thấp cây: Catimor Caturra, Catuai, ,…

2 x1,0

5.000

2 x 0,8

6.250

Các giống cao cây: Typica, Bourbon, Mondonovo...

2,5 x 1,5

2.667

2,5 x 1,0

4.000

Hàng cà phê phải trồng theo đường đồng mức, kích thước hố tối thiểu là: Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 50 cm đối với các giống cà phê thấp cây.

Dài 50cm, rộng 50cm, sâu 60 cm đối với các giống cà phê cao cây.

- Trồng cây che bóng và cây đai rừng:Cây che bóng chia làm 2 loại:

+ Cây đai rừng: Đai rừng chắn gió thẳng góc, hoặc lệch 600 so với hướng gió chính, rộng 6-9m. Khoảng cách đai rừng tuỳ theo kích thước của khoảnh. Có thể trồng hai hàng cây muồng đen (Cassia siamia Lamk) hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m hoặc 3 hàng cây bạch đàn (Eucalyptus sp), cây tràm  hoa vàng (Acacia auriculiformis), cây keo tai tượng (Acacia mangium) hàng cách hàng 1m, cây cách cây 1-2 m trồng nanh sấu, ngoài đai rừng chính còn có các đai rừng phụ trồng thẳng góc với  đai rừng chính, một hàng cây keo tai tượng, tràm hoa vàng hoặc cây ăn quả.

- Thiết kế đai rừng kết hợp thiết kế lô khoảnh. Nếu có điều kiện thì trồng đai rừng trước lúc trồng cà phê 1-2 tháng. Trên đỉnh đồi nên trồng cây rừng dày đặc để hạn chế xói mòn.

+ Cây che bóng: Cây che bóng lâu dài dùng các loại sau đây:

Cây muồng đen: khoảng cách trồng 20 x 20 m/cây.

Cây keo dậu (Leucaena glauca Benth), cây muồng lá nhọn (Cassia tora) khoảng cách trồng 10 x 10 m/cây.

Các loại cây này được gieo trồng vào bầu và chăm sóc cẩn thận, khi đạt độ cao 30-40cm mới đem ra trồng. Vị trí trồng cây che bóng là ở trên hàng, giữa hai cây cà phê. Cây che bóng được trồng đồng thời với lúc trồng cà phê.

Khi cây che bóng phát triển tốt, phải thường xuyên rong tỉa bớt cành ngang, tán cây che bóng cách tán cà phê ít nhất 2-3m ở thời kỳ đầu và 4m trở lên ở thời kỳ kinh doanh.

Cà phê trong vườn  hộ gia đình, sử dụng cây bơ, sầu riêng, hồng, tiêu, hoa hoè...trồng xen hoặc trồng xung quanh vườn, khoảng cách trồng 20x15m/cây để tăng thu nhập kết hợp với làm cây che bóng, nhưng phải bón phân đầy đủ và tỉa cành ngang, tạo hình thích hợp theo từng loại cây

+ Cây che bóng tạm thời: Cây cốt khí (Tephrosia candida DC), muồng hoa vàng (Cassia surattensis Burm), đậu công (Flemingia congesta) là những cây che bóng chắn gió tạm thời, thích hợp cho cà phê kiến thiết cơ bản. Hạt gieo vào đầu mùa mưa giữa hai hàng cà phê, khoảng cách 2-3 hàng cà phê gieo một hàng cây che bóng, khi cây phát triển tốt, cành chen tán cà phê thì rong tỉa cành lá ép xanh vào gốc cà phê.

+ Trồng xen cây họ đậu: Vườn cà phê chè ba năm đầu, cây chưa giao tán nên trồng xen cây đậu đỗ ăn hạt và cây phân xanh họ đậu giữa hai hàng cà phê để tăng thêm thu nhập, bảo vệ cải tạo đất và cung cấp sinh khối hữu cơ chất lượng cao cho cây.

Các cây đậu đỗ ăn hạt như lạc, đậu hồng đào, đậu tương, đậu đen... gieo vào đầu hoặc giữa vụ mưa, bón phân và chăm sóc theo yêu cầu của cây, sau khi thu hoạch củ, hạt xong thì tủ thân lá vào gốc cà phê hoặc đào rãnh vùi vào đất.

Các cây phân xanh họ đậu như muồng hoa vàng, đậu công, đậu triều (Cajanus indicus Spreng); đậu mèo ngồi (Capavalia ensiformis DC), trinh nữ không gai (Mimosa invisa var inermis) gieo vào các tháng trong vụ mưa, khi ra hoa thì cắt thân lá vùi vào đất, một năm có thể cắt thân lá 2-3 lần.

Các cây trồng xen phải cách gốc cà phê 40-50cm, không gieo xen cây cốt khí, ngô, sắn, lúa vào vườn cà phê.

- Thiết lập băng chống sói mòn: Trên các địa hình đất quá dốc thì nhất thiết phải trồng băng cây chắn, hạn chế xói mòn. Có thể dùng cỏ Vetiver, trồng theo đường đồng mức, băng này cách băng kia khoảng 15-20cm.

3.5. Trồng dặm: Nếu phát hiện thấy cây chết hoặc phát triển kém thì cần trồng dặm. Công việc trồng dặm cần kết thúc trước khi hết mùa mưa từ 1,5 đến 2 tháng, khi trồng dặm chỉ cần móc hố và trồng lại trên các hố có cây chết.

3.6. Xới xáo, làm cỏ: Đối với cà phê KTCB phải làm sạch cỏ thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm làm cỏ 5-6 lần. Đối với cà phê kinh doanh cần làm sạch cỏ 3-4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích. Để diệt trừ các loại cỏ lâu năm, có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu... có thể dùng hóa chất diệt cỏ có hoạt chất glyphosate. Phun vào lúc cỏ sinh trưởng mạnh (cỏ tranh cao 30-40 cm, cỏ gấu cao 10-15 cm). Hàng năm vào đầu mùa khô phải tiến hành diệt cỏ dại chung quanh vườn cà phê để chống cháy.

3.7. Bón phân:

- Phân hữu cơ: Cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khoẻ, lan rộng, yêu cầu nhiều phân bón, mức bón tối thiểu như sau:

Năm trồng mới: 10-20kg/hố (bón lót).

Thời kỳ kinh doanh: 15-20kg/cây. Định kỳ 3 năm 1 lần, đào rãnh theo chiều rộng của tán, kích thước sâu 0,3-0,4m, rộng 0,3m, dài 1-1,5m. Bón vào rãnh cùng phân lân rồi lấp đất.

- Phân hoá học:Để xác định chế độ bón phân cho từng vùng cần căn cứ vào độ phì của đất và khả năng cho năng suất của vườn cây. Những vùng chưa có điều kiện phân tích đất, lá có thể áp dụng định lượng phân bón sau: (tính cho mật độ bình quân 5.000 cây/ha).

+ Khối lượng phân nguyên chất:

Tuổi cà phê

Khối  lượng phân nguyên chất (Kg/ha/năm)

N

P2O5

K2O

Trồng mới (năm 1)

40-50

150-180

30-40

Chăm sóc năm thứ 2

70-95

80-90

50-60

Chăm sóc năm thứ 3

160-185

80-90

180-210

Kinh doanh chu kỳ 1

255-280

90-120

270-300

Cưa đốn (nuôi chồi)

115-140

150-180

120-150

Kinh doanh chu kỳ 2

225-280

90-120

270-300

+ Khối lượng phân thương phẩm:

Tuổi cà phê

Khối  lượng phân thương phẩm (Kg/ha/năm)

Urê

Super lân

Kaliclorua

Trồng mới (năm 1)

70-108

909-1.090

50-67

Chăm sóc năm thứ 2

152-206

485-545

84-100

Chăm sóc năm thứ 3

347-401

485-545

300-350

Kinh doanh chu kỳ 1

553-607

545-727

451-501

Cưa đốn (nuôi chồi)

250-304

909-1.090

200-250

Kinh doanh chu kỳ 2

553-607

545-727

451-501

(Căn cứ định lượng phân bón trên, tùy theo từng giống cà phê và mật độ trồng để tính toán điều chỉnh lượng phân cho phù hợp với từng mật độ trồng trên một đơn vị diện tích).

Ở thời kỳ kinh doanh hàng năm bón thêm 10-15kg ZnSO4 và 10-15kg H3BO3, trộn đều với đạm, kali bón hoặc phun trực tiếp lên lá với nồng độ 0,5%.

- Thời điểm bón: Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng. Mỗi năm có thể bón 4 lần như sau:

Loại phân

Tỷ lệ bón (%)

Tháng 2-3

Tháng 4-5

Tháng 6-7

Tháng 9-10

Đạm

20

30

30

20

Lân

100

-

-

-

Kali

20

30

30

20

Ngoài lượng phân theo định mức trên, để đảm bảo cho vườn cây bền vững, năng xấut cao ổn định thì 2-3 năm có thể bón vôi 1 lần với lượng 500-1.000kg/ha, bón vãi đều trong phạm vi tán, bón vào đầu mùa mưa.

- Cách bón: Nếu vườn cà phê có địa hình bằng phẵng thì bón vòng theo tán cây. Nếu cà phê trồng trên đất dốc thì bón phân theo một nửa bộ tán phía trên dốc theo dạng hình bán nguyệt.

Đối với cà phê còn nhỏ bón cách gốc 10cm thành dãi rộng 20cm ra phía ngoài mép tán.

Khi cây đã lớn bón cách gốc 20cm và bón thành dải rộng 30cm ra phía ngoài mép tán.

Khi cây vào thời kỳ kinh doanh, bón cách gốc 30cm theo dãi rộng 50cm ra phía ngoài mép tán.

Trong vùng bón phân cào sâu 5-7cm để rải phân sau đó lấp đất lại cùng với tàn dư thực vật có trên vườn. Phân chuồng và các loại phân hữu cơ bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh đào một phía dọc theo mép tán, rộng 15-20cm, sâu 20-25cm, dài 60-80cm đưa phân xuống rãnh, lấp đất. Các năm sau đào rãnh về phía khác; không trộn phân đạm hoặc phân có chứa đạm với vôi, không bón vào những ngày nắng gắt nhiệt độ > 300C, những lúc mưa rét nhiệt độ < 150C, không bón khi cà phê nở hoa.

- Xử lý vỏ cà phê làm phân bón:

Nguyên liệu: 1.000kg vỏ quả cà phê; Phân chuồng 200kg; Phân lân nung chảy 50kg; Phân urê 10kg; Vôi bột 15kg; Đường cát 2kg; Men sinh học 2kg.

Cách làm như sau: Để phân hủy vỏ cà phê tươi ta đắp thành đống rộng 1,2m, cao 1-1,2m, dài 5-10m, các đống cách nhau 1,2m.

Để làm thành từng đống, trước hết làm thành từng lớp vỏ dày khoảng 20cm, sau đó rãi 1 lớp phân lân hoặc vôi, nếu có thể thêm 1 ít phân chuồng. Cứ làm thành từng lớp cho đến khi đạt độ cao 1,2m. Sau 25-30 ngày đảo một lần, không nén chặt để cung cấp thêm ôxy cho vi sinh vật phân hủy.

Sử dụng vỏ cà phê đã được phân hủy: Bón lót cho trồng mới cà phê, bón cho vườn cà phê kinh doanh, bón cho các cây trồng khác thay phân chuồng.

3.9. Tưới nước: Sau trồng phải chú ý tủ gốc giữ ẩm. Khi cây thiếu nước, cần tưới nước vào mùa khô tưới 3-4 đợt. Mỗi đợt cách nhau 20-25 ngày. Lượng nước tưới tuỳ thuộc vào tuổi cây. Năm trồng mới và 2 năm tiếp theo tưới 200-300m3/ha/1lần tưới.

Các năm kinh doanh cần 400-500m3/ha/1lần tưới: Riêng đợt tưới cho cây cà phê kinh doanh vào thời điểm mầm hoa đã phát triển đầy đủ cần tưới 600m3/ ha/đợt đầu.

3.10. Tạo hình:

- Tạo hình cơ bản:  Đối với cà phê trồng mật độ dầy > 4.500 cây/ha chỉ để 1 thân cây. Mật độ < 4.000 cây/ha có thể để 2 thân/gốc. Chọn những chồi vượt mọc từ thân, cách gốc 30-50cm để tạo thân mới, cắt bỏ các chồi vượt khác kịp thời, thường xuyên. Việc tạo hình cơ bản là tạo ra thân cây cà phê có những cành cấp I để tạo ra bộ khung của cây cà phê, có 2 cách:

Không bấm ngọn để cây cà phê phát triển tự do theo chiều cao.

Có bấm ngọn: Tuỳ theo độ phì nhiêu của đất, giống, trình độ thâm canh, ngắt bỏ ngọn cà phê ở độ cao thích hợp. Các giống thấp cây, tán bé, khả năng phát triển chiều cao hạn chế như Catimor, Caturra, Catuai thì hảm ngọn 1 lần ở độ cao 1,8m; các giống cao cây như Burbon, Typyca, Mundonovo hảm ngọn 1 lần ở độ cao 1,4m, sau 2-3 năm các cành cơ bản páht sinh cành thứ cấp, các cành thứ cấp bị già cổi thì chọn 1 chồi vượt to khỏa gần đỉnh tán để nuôi tầng thứ 2 và hảm ngọn ở độ cao 1,8m.

Tạo hình nuôi quả: Trên cành cấp I cần tạo thêm các cành thứ cấp để các cành này mang quả trong thời kỳ kinh doanh.

Chú ý cắt bỏ những cành tăm, cành vòi voi, cành xà gần mặt đất, cành yếu ớt có sâu bệnh. Sau vụ thu hoạch cắt bỏ những cành cấp I yếu ớt không đủ sức páht sinh cành thứ cấp, sinh trưởng kém. Với cành cấp 1 có đoạn gốc tốt, đoạn non yếu ớt, rụng hết là, có biểu hiện khô cành thì củng cắt bỏ. Tỉa bớt cành thứ cấp nếu quá dày. Thông thường trên 1 cành cấp I chỉ để lại tối đa 4-5 cành thứ cấp trên cùng một đốt.

3.11. Chăm sóc vườn cà phê cưa đốn:

Vườn cà phê già cổi không còn khả năng cho năng xuất cao, không có hiệu quả kinh tế thì tiến hành cưa đốn phục hồi, chuyển sang chu kỳ kinh doanh 2.

Thời vụ đốn từ tháng 3 - 4 sau thu hoạch hoặt đầu mùa mưa.

Kỹ thuật cưa đốn: Cưa thân, để lại đoạn gốc cách mặt đất 20-25cm, bề mặt cắt phải phẳng và vát 1 một góc không hướng về phía tây, sau đó chuyển toàn bộ thân ra khỏi vườn. Rong tỉa cành cây che bóng để cho ánh sáng lọt vào khoảng 60-70%.

- Chăm sóc:

+ Bón 5-10 kg phân chuồng và 0,2-0,3kg phân lân/gốc. Rãi đều 500-1.000kg vối/ha, cuốc xới toàn bộ đất giữa hai hàng gốc cà phê để trộn vôi vào đất và làm tơi xốp đất.

+ Sau khi cưa 1-2 tháng, giữ lại 4-5 chồi khỏe phân bố đều trên thân gốc. Khi các chồi cao 20-30cm chọn giữ lại 2 chồi để tạo thân, thường xuyên loại bỏ tất cả các chồi vượt phát sinh.

+ Đầu mùa mưa tiến hành bón phân hóa học theo định lượng và phương pháp bón như đã trình bày ở phần trên.

+ Tiến hành gieo xen cây phân xanh họ đậu và cây đậu đỗ vào giữa hai hàng cà phê, thân lá ép xanh.

+ Chiều cao hảm ngọn ở chu kỳ này là 1,6-1,8m và tiến hành tỉa cành, tạo tán như chu kỳ đầu.

IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI:

A. Sâu hại:

1. Mọt đục cành(Xyleborus  morstatti)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trứng màu trắng, kích thước rộng 0,3mm và dài 0,5mm; Sâu non đẫy sức dài khoảng 2mm màu trắng kem, đầu màu nâu nhạt, không có chân; Nhộng màu trắng kem, dài gân như con trưởng thành; trưởng thành cơ thể có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Con cái màu nâu sẫm đến đen hoàn toàn, dài 1.4-1.9mm. Con đực nhỏ không có cánh dài 0.8-1.1mm.  Giai đọan trứng kéo dài 3-5 ngày, thường sau 4 ngày nở khoảng 80% trứng. Con cái đục vào cành bằng một lỗ nhỏ(1mm) ở mặt dưới của cành, xâm nhập vào giữa cành, đào một hầm ngầm và đẻ trứng ở đó. Mỗi ổ khoảng 30-50 trứng. Sâu non phát triển ở thành vách của hầm ngầm. Mọt phát triển mạnh vào các tháng 3-6 hàng năm, chủ yếu phá hại trên cây cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (2-3 năm) trước khi bước vào thời kỳ kinh doanh. Vòng đời của mọt đục cành: 30-35 ngày gồm trứng 5-6 ngày, sâu non 12-15 ngày, nhộng 7-8 ngày, trưởng thành 16-19 ngày. Cành bị hại khá rõ rệt, lá có màu nâu sẫm và bị héo rũ nhanh chóng, rồi chết khô trên cây. Bẻ cành xuống, chẻ đôi thấy một đoạn cành đã bị mọt đục rỗng ở giữa.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Trồng cây che bóng. Nên cắt bỏ phần bị mọt hại và phải đốt tiêu hủy (chú ý phải cắt bỏ đồng loạt)

            + Biện pháp hóa học: Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau để phòng trừ: Diazinon (Diaphos 50EC); Chlorpyrifos Ethyl (Anboom 48EC, Pyritox 200EC); Abamectin (Tungatin 3.6EC);  Buprofezin 10% + Chlorpyrifos Ethyl 40% (Penalty gold 50EC); Chlorpyrifos Ethyl 50% + Cypermethrin 5% (Tungcydan 55EC); Alpha-cypermethrin 2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman 40EC); Abamectin 50 g/l + Matrine 5 g/l (Amara 55EC); Alpha-cypermethrin  + Chlorpyrifos Ethyl +Imidacloprid (Spaceloft  595EC); Alpha-cypermethrin + Chlorpyrifos Ethyl + Indoxacarb (Vitashield gold 600EC)

2. Sâu đục thân(Xylotrechus Quadripes)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trứng màu ngà, sâu non trắng ngà luôn nằm thẳng, không có chân, toàn thân gồm nhiều đốt, răng cứng khỏe; trưởng thành thuộc họ xén tóc dài 17-18mm, ngang 5-7mm. Râu đầu thẳng và có nhiều đốt. Cánh cứng màu đen có các khoang đen hình chữ nhân xen kẽ các vạch vàng xám cũng hình chữ nhân. Lưng ngực màu vàng xám; nhộng trần màu vàng. Gây hại làm lá non biến dạng, mép lá hơi xoăn, phiến lá không phẳng phiu, chuyển từ xanh bóng sang xanh đậm màu xỉn; trên thân, có các vết lằn vòng quanh dưới vỏ cây. Trên cây đã bị sâu xâm nhập và đã vũ hóa bay đi, phát hiện các lỗ nhỏ tròn. Trên các vết lằn, do nhựa bị tắt nghẽn không nuôi cây, toàn bộ cành lá phía trên đều bị vàng úa, cằn cỗi, trong khi các cành phía dưới vẫn xanh tốt. Cây dễ bị gãy gục ở đoạn sâu đục. Trưởng thành đẻ trứng vào vết nứt của vỏ thân rải rác hoặc thành từng cụm. Sau khi nơ, sâu non đục vào gỗ, rồi đục ngoằn nghèo quanh vòng cây, tiện ngang các mạch gỗ. Sâu đục tới đâu, đùn phân và mạt cưa bịt kín đến đó. Khi sắp chuyển thành nhộng, sâu đục ra phía gần vỏ, cho tới khi vỏ sắp thủng thì dừng lại. Sâu lột nhộng ở gần vỏ. Sâu đục thân phát triển quanh năm nhưng có 2 đợt chính vào tháng 4, 5 và 10, 11. Trưởng thành ưa đẻ trứng vào những cây ít cành, thưa lá. Chúng hoạt động mạnh  khi nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều. Vòng đời của sâu đục thân: Trứng 15-32 ngày, sâu non 60-120 ngày, nhộng 30-35 ngày,  trưởng thành 25-30 ngày

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Trồng cây che bóng làm giảm cường độ ánh sáng. Tạo hình sửa cành, tạo cho cây có một hình thù cân đối, thân cây được che phủ từ trên xuống dưới. Đối với cây bị hại nặng cần cưa cắt đoạn thân có sâu đem đốt tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng một trong các loại thuốc: Diazinon (Diazol 10GR, Diazan 50EC); Chlorpyrifos Ethyl+Cypermethrin (Tungcydan 55EC)

3. Sâu đục quả(Prophantis smaragdina)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trưởng thành là loài ngài rất nhỏ, màu nâu vàng sải cánh dài 14 mm ; trứng hình vảy, sâu non màu đỏ tím đẫy sức dài 14mm; nhộng màu nâu. Ngài đẻ trứng từng quả ở gần quả xanh. Sâu non gặm thịt quả, phá hoại từ quả này sang quả khác. Quả bị hại có màu vàng úa, sau bị thối. Giữa những quả bị hại thường có phân sâu lẫn với tơ quyện vào nhau. Sâu non phát triển khoảng 2 tuần rồi xuống đất hóa nhộng ở những lá rụng trên mặt đất. Vòng đời của sâu đục trái: trứng: 7 ngày, sâu non: 13-15 ngày, trưởng thành: 15-20 ngày, nhộng: 6 ngày(mùa hè), 20-30 ngày (mùa rét).

- Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Diazinon (Diaphos 50EC) ; Chlorpyrifos Methyl (Sieusao 40EC) ; Alpha–cypermethrin (Anphatox  25EW, Antaphos 100EC) ; Beta -Cyfluthrin (Bulldock 025); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside  505EC)

4. Rệp sáp(Pseudococcus mercaptor, Pseudicocus spp)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Rệp trưởng thành có hình bầu dục trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp. Trưởng thành đực mình thon dài, có cánh không có sáp, mắt to đen, râu và chân có nhiều lông ngắn, trứng bầu dục dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ, rệp non mới nở màu hồng. Chưa có sáp bên mình, chân khá phát triển. Vòng đời của rệp sáp: trứng 3-5 ngày, rệp non 6-7 ngày, trưởng  thành 20-30 ngày. Cà phê thường bị 2 loại rệp sáp gây hại: hại chùm quả, lá và hại rễ.

+ Loài rệp hại lá, quả: bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở, nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả rụng.

+ Rệp sáp hại rễ thì sinh sống ở quanh rễ, dưới đất, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị  hại lá vàng, héo và chết.

- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc sau: Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 30EC, Mapy 48 EC, Maxfos 50 EC); Diazinon (Diazan 10GR); Dimethoate (Bini 58  40 EC, Dimenat 20EC); Acephate  (Monster 40 EC); Abamectin (Reasgant 1.8EC, Tungatin 3.6 EC); Cypermethrin (SecSaigon 50EC);  Alpha-cypermethrin (FM-Tox 25EC, Motox 2.5EC); Cypermethrin  + Dimethoate (Nitox 30 EC); Cypermethrin + Profenofos (Polytrin  P 440 EC); Dimethoate + Etofenprox (Difentox 20EC); Chlorpyrifos Ethyl  + Permethrin (Tasodant 6G, Sago - Super 20EC); Fenitrothion + Trichlorfon (Ofatox 400WP); Chlorpyrifos Ethyl +  Cypermethrin (Serpal super 585EC, Rầy USA 560EC); Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Penalty gold 50EC)

5. Mọt đục quả (Stephanoderes hampei Ferr.)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, nâu hoặc đen, dài từ 2.5mm đến 4mm. Con cái to hơn con đực và có cánh màng. Mọt thường đục 1 lỗ  tròn nhỏ cạnh núm hay giữa núm quả để chui vào trong nhân, đục phôi nhũ tạo thành các rãnh nhỏ để đẻ trứng. Sâu non ăn phôi nhũ hạt. Thường mọt chỉ phá hoại một nhân nhưng khi số lượng mọt tăng thì phá hại luôn nhân còn lại, thường thấy ở những quả cuối vụ thu hoạch và giữa 2 vụ thu hoạch.

Vòng đời của mọt đục quả biến thiên từ 45-54 ngày. Mọt tập trung phá hại trong các quả chín, nhất là các quả khô trên cây và rụng dưới đất. Số lượng con trưởng thành trung bình trong một quả trong các tháng  đầu vụ là 0.9 - 2.1 con.  Số lượng con trưởng thành trung bình trong quả chín là 10.0 - 92.0 con. Số lượng mọt trưởng thành trên quả khô tăng từ tháng hai đến tháng tư sau đó giảm khi có quả chín.  Đối với quả non thì hầu hết mọt đục vào rồi bỏ đi, càng về sau nhân càng cứng thì tỷ lệ quả có mọt càng cao đến tháng 10 (khoảng 8 tháng tuổi ) là lúc hoàn toàn thích hợp cho mọt. Mọt xuất hiện trên cả ba giống cà phê: chè, vối, mít ngoài ra còn gặp mọt trên một số cây như: Cốt khí, muồng hoa vàng, đậu ma, keo dậu.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch bằng cách tận thu tất cả các quả khô và chín còn sót lại ở trên cây và dưới đất. Bảo quản ở ẩm độ từ 12.5% - 13.9% thì tất cả mọt trưởng thành đều chết. Do đó nên bảo quản ở ẩm độ hạt dưới 13%.

+ Biện pháp hóa học : Coù theå phun moät trong caùc loaïi thuoác nhö  Diazinon (Danasu 50EC),  Deltamethrin(Decis 2.5 EC).

6. Rệp muội, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại :

+ Rệp muội: có 2 loại đen và xanh giống nhau về hình dáng. Trưởng thành có cánh hoặc không có cánh. Rệp đẻ thẳng con. Rệp non và trưởng thành giống nhau về hình dáng, bụng phình to, cuối thân có 2 ống tiết dịch. Hại nhiều loại cây trồng như chè, cà phê, cam quýt…, rệp bám vào các ngọn lá non để hút dịch làm cho lá non cong queo, phát triển không bình thường. Rệp muội phát triển quanh năm nhưng nhiều nhất là khi cà phê ra búp non.

+ Rệp vảy nâu: Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2-3mm. Trưởng thành đực có cánh dài 1,2mm, màu xanh vàng nhạt. Trứng nhỏ được đẻ thành ổ ở dưới vỏ của con cái, khi nở rệp chưa có vỏ màu vàng nhạt hình bầu dục, rệp bám vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển. Rệp thường gây hại vào mùa khô.

+ Rệp vảy xanh: Trưởng thành cái không có cánh mình dẹt, vỏ mềm và màu xanh. Rệp non màu vàng xanh. Rệp vảy xanh cũng dính bám vào lá và cành non để hút dịch cây, làm lá biến vàng.

- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các thuốc sau: Acephate  (Lancer 50SP); Benfuracarb (Oncol 20EC); Chlorpyrifos Ethyl (Pyritox  480EC); Fenobucarb (Nibas 50EC); Alpha-Cypermethrin (Fastac 5EC); Imidacloprid (Confidor 100SL); Alpha - cypermethrin + Profenofos (Profast 210EC)

7.Ve sầu:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Tại Lâm Đồng hiện có 2 loài ve sầu xuất hiện trên cà phê:

+ Loài nhỏ: Được định danh là loài Purana guttularis Walker, thuộc họ Cicadidae, bộ cánh đều Homoptera.

+ Loài lớn: (có 3 loài) + 1 loài được định danh có tên khoa học là Pomponia sp, thuộc họ Cicadidae, bộ cánh đều  Homoptera.

+ 2 loài chưa định danh được. Hầu hết các loài ve sầu có vòng đời kéo dài từ 2 – 5 năm, cá biệt một số loài có vòng đời từ 13 đến 17 năm. Các loài ve sầu trên chưa xác định chính xác được vòng đời .

Con cái dùng máng đẻ trứng cứa vào cành nhỏ đã bị khô để đẻ trứng (đường kính 0.5-1cm), ngoài ra ve sầu còn đẻ trứng dưới lớp vỏ của thân cây, hoặc tại các cành đã hóa gỗ. Trứng được đẻ rải rác hoặc từng ổ khoảng 10-20 ổ trứng. Mỗi con cái có thể đẻ từ 400-600 trứng tương đương khoảng 40-50 ổ trứng. Thời gian phát dục của trứng từ 4-14 tuần tuỳ thuộc loài và điều kiện ngoại cảnh. Trứng sau khi nở ra ấu trùng tuổi 1 sẽ rơi xuống đất, ấu trùng đào hang sâu dưới đất từ 15-40cm để bắt đầu pha ấu trùng kéo dài 2-17 năm. Ấu trùng chích hút hệ thống rễ của cây để sống. Nhộng ve sầu hút nhựa từ rễ cây và có đôi chân trước rất khỏe để có thể khoét ngạch di chuyển từ rễ này tới rễ khác. Sau 5 lần lột xác, chúng đạt kích thước tối đa và đào một đường hầm chui lên khỏi mặt đất để vũ hóa. Sau khi lên mặt đất chúng bám vào cây, làm nứt da cũ dọc lưng và lột xác lần cuối để thành ve sầu trưởng thành. Ấu trùng đến kỳ vũ hoá bò lên khỏi mặt đất vào ban đêm, chúng leo lên cành, lá cây để chuẩn bị lột xác lần cuối thành con trưởng thành. Loài 13-17 năm thường vũ hoá đồng loạt, trùng hợp trong vài ngày (thường vào giữa tháng 5 đầu tháng 6). Loài 2-7 năm thường vũ hoá từ tháng 4-9 hàng năm. Ve sầu trưởng thành chỉ sống từ 2-4 tuần. Cả con đực và con cái đều không ăn uống trong giai đoạn này, vai trò duy nhất của chúng là thực hiện chức năng sinh sản để duy trì nòi giống, mà năng lượng dùng để thực hiện chức năng này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng khi còn ở dưới mặt đất. Ve sầu đực kêu thành các bài hát để quyến rũ bạn tình. Ve sầu cái không kêu. Sau khi bắt cặp và đẻ trứng chúng hoàn tất vòng đời.

Vườn cà phê bị ve sầu gây hại: Cây cằn cọc lá úa vàng, các cành dinh dưỡng phát triển kém, chồi ngọn và lá ra ít, nếu bị hại nhẹ thì cây còn xanh, lá cà phê mo lại lên phía trên, nếu bị nặng thì rụng lá, rụng trái xanh bất thường, quả non phát triển chậm ngay cả sau khi bón phân đầu mùa mưa. Các rễ tơ ở độ sâu 0 -15cm phát triển chậm, một số rễ bị đen, thối từ đầu rễ vào do một số loài nấm, tuyến trùng tấn công vào vị trí rễ bị ấu trùng ve sầu gây hại. Trên thân, cành và lá cà phê phát hiện rất nhiều xác ấu trùng đã vũ hóa.

- Nguyên nhân sự bùng phát của ve sầu:Do mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. Sự giảm sút các loài thiên địch bắt mồi, ong, kiến ăn mồi, nhện, bọ rùa, đuôi kìm …nên ve sầu bùng phát mạnh và do một số nấm, tuyến trùng kí sinh rễ cây cà phê sau khi ấu trùng ve sầu gây hại bộ rễ, chúng tấn công vào vị trí bị hại của rễ.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Tạo tán, tỉa cành thông thoáng để hạn chế trưởng thành đẻ trứng; thu gom toàn bộ những cành khô, vỏ thân cây đã khô mục nơi trưởng thành để trứng đem đốt để làm giảm mật độ trứng ve trên đồng ruộng; hàng năm sau khi thu hoạch xong cần cào bồn tạo môi trường sống bất lợi cho ấu trùng ve sầu tuổi nhỏ (tuổi 1-2); dùng tăm xe máy, chọc xuống các lỗ để giết ấu trùng; dùng màng nilon phủ dưới đất xung quanh gốc cây không cho ấu trùng ve sầu sau khi nở chui xuống đất. Hoặc dùng nilon quây quanh gốc cà phê vào thời kỳ ve sầu vũ hóa mạnh từ tháng 5-9 để thu bắt trưởng thành, bón phân cân đối hợp lý. Thực hiện đúng quy trình canh tác cà phê bền vững

+ Biện pháp sinh học:Vào thời điểm ve sầu vũ hóa rộ  tháng 5-9 sử dụng bẫy đèn để thu hút trưởng thành vào bẫy tiêu diệt. Theo kết quả theo dõi trong năm 2008 thì thời gian ve sầu vào đèn nhiều nhất từ 6h30 -7h tối. Chú ý loại bóng đèn sử dụng trong bẫy phải là loại bóng cao áp từ 400-500W. Khi sử dụng biện pháp này nên sử dụng vải mùng làm tấm lưới chắn để ve sầu dễ mắc bẫy, mặt khác đặt bẫy tại các khu vực xa khu dân cư, ít ánh sáng đèn thì khả năng thu hút cao hơn.

Bảo vệ các loài thiên địch có khả năng hạn chế sự gây hại của một số loại côn trùng hại cà phê như: kiến, nhện, ong, bọ rùa đỏ, bọ mắt vàng… bằng cách dùng các loại thuốc có tính xua đuổi kiến vào thời kỳ rệp phát triển mạnh, không nên sử dụng thuốc có độ độc cao để tiêu diệt kiến.

Dùng các chế phẩm sinh học như: Nấm Metarhizium anisopliae để phòng trừ  ấu trùng: sử dụng chế phẩm Metament 90DP với liều lượng: 600gr thuốc + 3 -5lít nước/gốc tuỳ theo tuổi cây cà phê. Hoặc chế phẩm Bemetent với thành phần là 3 chủng nấm (Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae và Entomophthora sp) liều lượng sử dụng 5g/lít nước, tưới 2 lít/gốc.

Kiến vàng, rắn, chim, các loài ong bắp cày là  những loài thiên địch của ve sầu. Kiến ăn thịt ve sầu con vừa nở hoặc vừa lột xác sau khi chui lên mặt đất.  Hạn chế tối đa việc dùng thuốc hoá học tiêu huỷ trắng thảm thực vật (cỏ dại) nhằm duy trì hệ sinh vật đất và giữ phong phú hệ rễ thực vật, tạo nhiều nguồn thức ăn cho ấu trùng.

+ Biện pháp hoá học: Đối với ấu trùng ve sầu cần thường xuyên kiểm tra bộ rễ cà phê, khi phát hiện có ấu trùng tuổi nhỏ xuất hiện thì tiến hành xử lý.

Khi sử dụng thuốc phòng trừ ve sầu nên tiến hành ở giai đoạn ấu trùng ve sầu mới nở, cần phải cào kỹ lớp lá khô, cỏ, lớp đất mặt ở trên để lộ miệng lỗ ấu trùng, sau đó xử lý bằng cách rải đều các loại thuốc dạng hạt, tiến hành lấp đất và tưới nước. Luân phiên sử dụng một trong các loại thuốc sau: Diazinon (Cazinon 10 H); Fipronil (Regent  0.3GR, Suphu 10GR); Chlorpyrifos Methyl (Sago – Super 3 G); Chlorpyrifos Ethyl + Permethrin (Tasodant 6G)  

B. Bệnh hại:

1. Bệnh rỉ sắt(Hemileia vastatrix )

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên lá, lúc đầu vết bệnh là những đốm tròn nhỏ màu vàng, sau vết bệnh lớn dần và có lớp phấn màu vàng da cam rất sáng ở dưới mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng và rụng, cây sinh trưởng còi cọc. Bệnh do nấm Hemileia vastatri gây hại, bào tử phát tán và lây lan mạnh nhờ gió, côn trùng và công nhân chăm sóc. Bào tử có thể chịu đựng được nhiều tháng trong điều kiện bất lợi cho nảy mầm. Bào tử nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 240C sau 2-4 giờ và phát triển nhanh ở độ ẩm 80-90%. Thời gian ủ bệnh là 6-12 giờ.  Các giống cà phê ở Việt Nam đều nhiễm bệnh gỉ sắt. Arabica nhiễm nặng nhất, tiếp đến là Exelsa và Robusta.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình thông thoáng, tỉa cành hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt. Dùng giống kháng bệnh như: S.73, Catimor F6. Hạn chế sử dụng các giống mẫn cảm với bệnh gỉ sắt như  Caturra, Typica, Mundo Novo...

+ Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc sau phun kỹ lên hai mặt  lá như: Hexaconazole (Anvil 5SC, Annongvin 50 SC,); Propiconazole (Tilt 250 EC, Bumper 250 EC); Diniconazole (Nicozol 25 SC); Chlorothalonil (Forwanil 50SC); Mancozeb (Penncozeb 80 WP, Dithane  F-448 43SC); Carbendazim (Daphavil 50 SC, Arin 25SC); Triadimefon (Bayleton  250 EC, Encoleton 25 WP); Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC, Tinitaly surper 300.5EC); Isoprothiolane + Propiconazole (Tung super 300EC); Carbendazim + Tricyclazole + Validamycin (Carzole 20 WP)

2. Bệnh khô cành qủa(Anthracnose)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Do nấm Colletotrichum gloesporioides gây nên trong điều kiện cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng, bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng bệnh phát triển mạnh lúc cà phê ra hoa, kết quả. Mưa nhiều vào buổi chiều tối làm phát tán bào tử và làm bào tử xâm nhiễm vào quả. Bệnh gây hại trên lá, quả, cành và thân cà phê; trên lá bệnh xâm nhập vào đầu lá hay phiến lá, triệu chứng ban đầu là những vết loang lổ màu nâu có nhiều vòng đồng tâm, sau đó lan rộng ra chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen. Các vết bệnh xuất hiện nhiều liên kết với nhau thành từng mảng lớn làm cho lá bị khô rụng; trên cành và thân: Bệnh tấn công lên cành ở các giai đọan cành đang hóa gỗ và xâm nhập vào đầu cành mang quả qua vết nứt của lá. Trên cành có những vết nâu lõm xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần. Bệnh nặng, nấm xâm nhập cả cành lớn và lan cả thân làm rụng lá và cành trơ trụi khô đen. Mô thân bị nhiễm cũng hóa đen; trên quả nấm tấn công vào giai đọan quả thành thục 6-7 tháng. Vết bệnh là những đốm nâu lõm vào phần vỏ quả có kích thước và hình thù khác nhau. Bệnh xuất hiện bắt đầu từ nơi đính vào cuống hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước có thể đọng lại. Bệnh nặng làm lá, cành, quả khô đen và rụng làm cành trơ trụi.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Bón phân đầy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây, dùng cây che bóng. Cắt và gom những đoạn cành bị bệnh đốt tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau:  Propineb (Antracol 70WP, Newtracon 70 WP); Copper Hydrocide (Kocide 53.8DF); Mancozeb (Manozeb 80WP); Carbendazim (Carban 50SC, Binhnavil 50SC); Hexaconazole (Tungvil 5SC); Validamycin (Tung vali 3SL); Hexaconazole + Tricyclazole (Forvilnew 250SC).

3. Bệnh đốm mắt cua(Cercospra offeicola)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh do nấm Cercospora coffeicola gây ra trong điều kiện cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng. Gây hại trên lá, quả, cành. Cây bị bệnh nặng thường cằn cỗi, chậm phát triển, lá vàng và rụng, quả vàng và chín ép. Vết bệnh trên lá và quả thường có hình tròn, trong có nhiều vòng đồng tâm, chính giữa màu xám có các chấm đen nhỏ, xung quanh nâu đỏ, ngoài cùng vàng. Trên cành, vết bệnh chạy dọc theo chiều dài cành. Quả bị nấm gây hại nặng có thể bị thối đen từng phần hoặc toàn bộ. Bệnh xuất hiện phổ biến trong vườn ươm và thời gian kiến thiết cơ bản. Bệnh phát triển quanh năm đặc biệt là trên các vườn chăm sóc kém, thiếu phân bón hoặc trồng trên đất xấu.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Có thể trồng cây che bóng, bón phân đầy đủ và hợp lý để cây có đủ sức kháng bệnh.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Hexaconazole (Dibazole 10 SC)

4. Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên quả và cành. Đầu tiên trên quả hay cành xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này nhiều lên tạo thành một lớp phấn mỏng sau này có màu hồng đó là bào tử của nấm. Nếu xuất hiện ở cành thì thường nằm ở mặt dưới cành, nếu ở quả thường từ cuống quả. Vết bệnh phát triển chạy dọc theo cành và lan dần cả quả làm cành bị chết khô, quả thì héo và rụng non. Đây là bệnh gây hại nặng trên cà phê chè, cà phê vối cũng bị rải rác. Cây cà phê kiến thiết cơ bản có thể chết nếu bị bệnh nặng. Trên cà phê vối kinh doanh bệnh thường gây hại có tính cách cục bộ từng cây, làm chết từng cành, nếu nặng có thể chết cả 1/2 tán cây. Cho đến nay chưa thấy có hiện tượng chết cả cây cà phê vối kinh doanh do nấm hồng.

Bệnh thích hợp với điều kiện ẩm độ cao nhưng lại nhiều ánh sáng. Do đó trong vườn cây, bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên, ít thấy ở tầng dưới. Bệnh phát triển rất nhanh trên cây, tốc độ làm chết cành rất nhanh. Nhưng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm. Thời gian phát triển của bệnh cũng không kéo dài. Bệnh thường phát sinh từ tháng 6,7, phát triển mạnh từ tháng 7 đến tháng 9, cao điểm vào tháng 9. Sự phát sinh phát triển của bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ẩm độ không khí. Năm nào mưa nhiều, ẩm độ không khí cao thì bệnh nặng hơn. Các vườn cà phê rậm rạp, tạo hình không thông thoáng, vườn cây ẩm thấp thưòng bị bệnh nặng hơn.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác: Tạo hình thông thoáng cho vườn cây, thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là những năm có mưa nhiều để phát hiện bệnh sớm. Sau đó cắt, đốt các cành bệnh. Trên cà phê vối nếu cắt bỏ cành bệnh kịp thời có thể phòng trừ bệnh nấm hồng mà không cần phải dùng thuốc hóa học.

+ Biện pháp hóa học: Sử dụng các loại thuốc sau:Validamycin (Validacin 3L, Valivithaco 3L, Vali 5DD);Copperhydroxide (Champion 77WP); Hexaconazole (Annongvin  200SC, Tungvil 5SC, Anvil 5SC, Saizole 5SC); Carbendazim (Arin 25SC); Carbendazim  + Hexaconazole (Vilusa 5.5SC); Carbendazim  + Tricyclazole  + Validamycin (Carzole 20 WP)

5. Bệnh lở cổ rễ:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh do nấm Rhizoctonia sp + Fusarium Oxysporum + Pythium gây ra trong điều kiện mùa mưa, chủ yếu trên cà phê 2 năm tuổi. Bệnh gây hại cả trong vườn ươm. Cây sinh trưởng chậm, lá vàng rất dễ nhầm với vàng lá do kém chăm sóc và thiếu dinh dưỡng. Một phần cổ rễ (phần thân tiếp giáp với rễ cọc, cách mặt đất khoảng 20-30cm) bị khuyết dần vào trong, sau đó vết khuyết sâu hơn, cây vàng dần và chết.

- Biện pháp phòng trừ: Đất trồng cà phê phải có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, nước ngầm thấp. Cây con phải đủ tiêu chuẩn trồng, sạch sâu bệnh. Trồng cây chắn gió. Tránh tạo vết thương phần gốc cây qua việc làm cỏ và đánh chồi sát gốc. Đối với những cây bị hại nặng cần nhổ bỏ và đốt tiêu hủy. Sau đó xử lý hố như đối với bệnh thối rễ cọc trước khi trồng lại. Đối với cây bị hại nhẹ, luân phiên sử dụng các loại thuốc sau Dẫn xuất Salicylic Acid (Sông Lam 33350EC); Trichoderma viride (Biobus 1.00WP); Validamicin (Valijapane 3SL).

6. Bệnh thối cổ rễ:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh chủ yếu do nấm Fusarium sp, thường xuất hiện vào giữa mùa mưa trên cà phê 2 năm tuổi. Nấm bệnh tồn tại trong đất xâm nhập vào cây qua vết thương. Cây sinh trưởng chậm, gốc bị long, phần cổ rễ thối đen, nhỏ lại so với thân, gỗ bên trong bị khô, bệnh phát triển và lây lan rất nhanh làm lá héo vàng và cây bị chết.

- Biện pháp phòng trừ: Như đối với bệnh lở cổ rễ.

7. Thối rễ cọc:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Chủ yếu là do tuyến trùng gây hại rễ tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh xâm nhập vào gây hại. Đầu mùa khô khi dứt mưacây có biểu hiện vàng lá do rễ cọc bị thối và đứt ngang, rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh. Cây bị nặng rễ tơ cũng bị thối. Do không có rễ cọc, các cây bị bệnh dễ bị nghiêng khi có gió to và rất dễ nhổ lên bằng tay.

- Biệp pháp phòng trừ: Nhổ bỏ các cây bị thối rễ, đào và phơi hố trong mùa khô sau đó xử lý hố như trên trước khi trồng lại.

Xử lý hố trước khi trồng bằng cách bón vôi (1kg/hố), phòng trừ tuyến trùng Ethoprophos (Vimoca 20ND) trước khi trồng 15 ngày. Sử dụng hoạt chất Chaetomium cupreum (Ketomium 1.5 x 106 cfu/g bột) để hạn chế bệnh thối rễ.

8. Thối rễ tơ:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh do nấm Rhizoctonia Bataticola + Fusarium Oxysporum gây hại. Cây bị bệnh phát triển chậm, lá vàng dần, rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào. Cây bị nặng rễ lớn cũng bị thối đen từ lớp vỏ ngoài vào làm cho cây bị kiệt sức vì không hấp thu được dinh dưỡng và chết. Bệnh gây hại trên cà phê kinh doanh và cả trên cà phê kiến thiết cơ bản. Cây thường có biểu hiện vàng từ tháng 9 trở đi và đến mùa khô thì giảm, nếu nhẹ thì sau khi tươí nước xong cây lại xanh nhưng đến năm sau cây lại bị lại.

- Biện pháp phòng trừ:Bón phân đầy đủ và cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học cải tạo đất. Hạn chế xới xáo, làm bồn trong những vườn cây đã bị bệnh để tránh gây vết thương cho rễ. Không tưới nước tràn từ vườn bị bệnh sang vườn không bị bệnh. Cần điều chỉnh hệ thống thoát nước cho hợp lý. Đối với cây bị hại nhẹ có thể dùng thuốc trừ tuyến trùng tưới quanh gốc cách nhau 10-15 ngày/ 1 lần. Đối với cây bị hại nặng cần đào và đốt tiêu hủy những cây bị bệnh, sau đó xử lý hố như đối với bệnh thối rễ cọc.

9. Bệnh nhũn cổ rễ:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Bệnh do các loài nấm Fomes noxius + Fusarium sp + Rhizoctonia gây nên. bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa trên cà phê kinh doanh. Cây bị hại nhẹ: cây còi cọc, sinh trưởng, phát triển kém, vỏ cổ rễ bong ra, cổ rễ mềm xốp hơn các cây bình thường; cây bị hại nặng: cổ rễ nhũn, phần rễ bên trong khô, toàn bộ hệ thống bên trong đen và khô cây trơ cành trụi lá làm cây chết.

- Biện pháp phòng trừ:

Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý. Cần bón phân hữu cơ hoai mục và các chế phẩm cải tạo đất. Thường xuyên theo dõi cây trồng để phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đào đốt những cây bị bệnh , xử lý hố bằng các loại thuốc như đối với bệnh thối rễ cọc, rễ tơ.

10. Tuyến trùng hại rễ(Pratylenchus coffeae Meloidogyne spp.)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do tuyến  trùng Pratylenchus coffeae kết hợp với nhiều loại nấm, chủ yếu là Fusarium solani,, Fusarium oxysporum, trong một số trường hợp còn có sự phối hợp với rệp sáp. Các ký sinh này có sẵn trong đất và rễ của các vườn cà phê già cỗi và chỉ làm suy yếu các vườn này nhưng lại dễ dàng gây chết cho cà phê kiến thiết cơ bản khi trồng lại. Tuyến trùng gây hại trên tất cả các loại tuổi cà phê, cả trong giai đoạn vườn ươm. Cà phê chè thường bị hại nặng hơn cà phê vối. Trên đồng ruộng, triệu chứng đầu tiên thường là 1 mảng hay 1vùng cây sinh trưởng kém trong khi các cây chung quanh sinh trưởng tốt. Triệu chứng thể hiện rõ nhất là cây sinh trưởng kém, thiếu dinh dưỡng (vàng lá), héo khi thời tiết nóng hay khô, giảm năng suất và chất lượng. Ở cây cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản, bệnh xuất hiện chủ yếu trên các vườn trồng lại trên đất các vườn cà phê già cỗi và các vườn kinh doanh đã bị tuyến trùng gây hại. Cây có triệu chứng vàng lá rất rõ vào đầu mùa khô, sau khi dứt mưa và chưa tưới nước do rễ cọc bị thối và đứt ngang. Bộ rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh, ở cây nặng rễ tơ cũng bị thối. Trong mùa mưa nếu được chăm sóc tốt cây vẫn xanh nhờ hệ thống rễ tơ gần mặt đất nhưng do không có rễ cọc nên các cây bệnh dễ bị nghiêng khi có gió to. Cây bị bệnh rất dễ nhổ lên bằng tay.

Trên cà phê kinh doanh, cây bị bệnh chậm phát triển (mặc dầu đã được chăm sóc, bón phân đầy đủ), lá vàng dần, rất dễ nhầm với triệu chứng vàng lá do cây chăm sóc kém và thiếu dinh dưỡng, cành khô, rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào. ở cây nặng, rễ lớn cũng bị thối từ lớp vỏ ngoài vào, rễ bị mục, dần dần cây không hấp thu được dinh dưỡng và chết. Cây thường có biểu hiện vàng lá từ tháng 8, 9 trở đi và đến mùa khô thì giảm. Nếu bị bệnh nhẹ, sau khi tưới nước cây sẽ xanh lại nhưng đến mùa mưa năm sau sẽ vàng lại.

Đối với các vườn cà phê kinh doanh, bệnh thường xuất hiện ở những vườn cho năng suất cao trong một thời gian dài nhưng không được bổ sung phân hữu cơ cũng như bón phân hóa học không cân đối khiến cây kiệt sức và giảm sức đề kháng. Tuyến trùng gây hại cây chủ yếu sống trong đất. Trứng của tuyến trùng có thể tồn tại rất lâu trong đất và trên các tàn dư thực vật khi không có cây ký chủ hay khi gặp điều kiện không thuận lợi.

Tỷ lệ cây chết ở các vườn không được rà và thu gom rễ cẩn thận sau khi thanh lý có thể lên đến 70 - 80 %. Ẩm độ đất cao  tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng phát triển, tuy nhiên đất quá ẩm hay quá khô cũng làm chết tuyến trùng. Đa số tuyến trùng chết ở nhiệt độ 50-550C. Tuyến trùng có thể di chuyển theo nước nên biện pháp tưới tràn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan nhanh. Việc xới xáo, vét bồn trong các vườn đã bị bệnh cũng tạo điều kiện cho bệnh lây lan và phát triển vì tạo vết thương cho rễ.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Trong vườn ươm: Không sử dụng đất có nguồn tuyến trùng để ươm cây. Phải thay đổi vị trí của vườn ươm nếu phát hiện có tuyến trùng.

+ Đối với cà phê kiến thiết cơ bản trồng lại: Trong quá trình khai hoang phải rà rễ nhiều lần, nhặt sạch các rễ cũ còn sót lại. Sau đó phải tiến hành các biện pháp cải tạo đất, luân canh bằng các cây lương thực ngắn ngày hoặc cây phân xanh đậu đỗ ít nhất trong 2 - 3 năm. Xử lý hố trước khi trồng bằng cách đốt hố, bón vôi (1 kg/hố) kết hợp với bón lót phân chuồng, rải thuốc tuyến trùng như Mocap 10G (50g/gốc), Vimoca 20ND (0,3%, 2lít dung dịch/gốc), Oncol 20EC (0,3%, 2lít dung dịch/gốc).

+ Đối với cà phê kinh doanh:  Bảo đảm qui trình kỹ thuật như cây trồng xen, cây che bóng, đai rừng chắn gió để tạo cho vườn cây có năng suất ổn định, Bón phân đầy đủ, cân đối, đồng thời tăng cường việc bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học cải tạo đất nhất là đối với các vườn cây đã cho năng suất cao trong nhiều năm, hạn chế xới xáo, làm bồn trong những vườn cây đã bị bệnh để tránh sự lây lan bệnh qua việc làm tổn thươg bộ rễ; không tưới lây từ vườn bệnh sang vườn không bệnh.

Hóa học không thể được xem là biện pháp chính trong việc phòng trừ tuyến trùng vì vừa đắt tiền mà hiệu quả lại không cao. Hơn nữa đa số các thuốc trị tuyến trùng đều là những thuốc rất độc cho con người. Do đó việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ tuyến trùng rất hạn chế. Khi cây mới bị bệnh có thể dùng thuốc Ethoprophos (Vimoca 20ND), Benfuracarb (Oncol 5G-20EC-25WP), Cytokinin (Geno 2005 2SL, Sincocin 0.56SL; Paecilomyces (Palila 500 WP). Tưới kỹ quanh gốc cây.

11. Bệnh vàng lá rụng trái cà phê:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

+ Vàng lá rụng trái do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời: Do bón phân không kịp thời, lượng phân bón ít so với nhu cầu của cây, dẫn đến tình trạng cây thiếu dinh dưỡng, cây cằn cỗi, lá vàng hàng loạt. Trường hợp này trái cà phê chỉ rụng ở những cây kém phát triển, trái nhỏ, rụng ở các chùm trái gần gốc trước, đầu cành sau, kèm theo rụng lá nhiều.

+ Vàng lá rụng trái do bón phân không cân đối: Do bón phân hoá học NPK thiếu cân đối như bón nhiều đạm, ít kali dẫn đến tình trạng cây phát triển mạnh cành vượt, lá non vẫn xanh, lá mỏng lá già vàng từ chóp lá trở xuống, rìa lá trở vào, lá già vàng trước từ cành dưới lên cành trên, vàng từ trong cành ra ngoài. Cây có thể rụng trái hàng loạt khi gặp mưa lớn, trái nhỏ, rụng nhiều, trái gần gốc rụng trước.

+ Do thiếu trung, vi lượng: Vườn cà phê được bón đầy đủ các nguyên tố NPK nhưng lại có hiện tượng lá bị vàng ở các vùng khác nhau trên phiến lá, lá có thể nhỏ hơn bình thường, chồi non chậm phát triển hoặc phát triển bất thường, trái nhỏ hoặc ít trái… do nguyên nhân thiếu trung, vi lượng.

Thiếu kẽm lá thường nhỏ hơn, gân lá xanh sẫm nổi lên rõ rệt trên nền phiến lá chuyển từ xanh nhạt đến vàng nhạt, đốt ngọn ngắn lại phát triển thành chùm, rìa lá cong lên.

Thiếu sắt thường xuất hiện trên các lá non. Lá có màu vàng nhưng gân lá còn xanh gần giống như bệnh thiếu kẽm.

Thiếu Bo thường xảy ra ở các chồi ngọn của thân chính và cành ngang chuyển vàng hoặc chết dẫn đến cành phát triển thành chùm như hình quạt. Lá nhỏ hơn bình thường và biến dạng cong mép, lá màu xanh ôliu hay xanh vàng ở nửa cuối của phiến lá, lá mỏng, cuống trái yếu.

Thiếu canxi, lá non thường bị vàng từ rìa lá vào giữa phiến lá, chỉ còn một vùng lá có màu xanh tối dọc theo hai bên gân chính, trái dễ bị rụng.

Thiếu Ma-giê lá bắt đầu vàng từ gân chính của lá rồi lan rộng gần ra phái rìa lá ở vùng giữa của các gân phụ của lá.

Thiếu Man-gan có biểu hiện màu vàng hơi nhạt ở cặp lá trưởng thành cuối cùng, sau đó chuyển sang màu vàng chanh sáng có những đốm trắng.

Thiếu lưu huỳnh phần lớn lá có màu vàng hơi nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng sáng.

+ Do cây già cỗi: Cây có dấu hiệu sinh trưởng phát triển chậm lại: ít cành dinh dưỡng và chồi vượt, trái nhỏ dần, rễ tơ kém phát triển, cây cằn cỗi mặc dù được bón phân đầy đủ, lá vàng hàng loạt.

Bệnh khô cành, khô quả, bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá do tuyến trùng, do nấm, ấu trùng ve sầu, mọt đục cành, mọt đục quả, rệp sáp cũng là các nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá rụng trái cà phê hàng loạt.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác:Cắt tỉa các chồi vượt, cành trong tán, cành tăm, cành thừa để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, tỉa những cành khô, già cỗi, cành bị sâu bệnh tạo cho vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn chế sự lây lan của các loại bệnh gây rụng trái.Thường xuyên thu gom các cành, lá, hoa quả bị bệnh phơi khô đem đốt để ngăn ngừa sự phát tán nguồn bệnh.

+ Bón phân cân đối, hợp lý: Vườn cà phê đang ở giai đoạn nuôi trái mà có hiện tượng rụng trái là do bón phân không đầy đủ và thiếu cân đối (bón nhiều đạm và ít kali) thì phải bổ sung ngay lượng phân NPK bón gốc quy định ở giai đoạn nuôi trái (từ 700-1000kg NPK (16-16-8)/ha tùy theo mức độ phát triển của trái trên vườn), đồng thời kết hợp sử dụng các loại phân bón lá.

Để hạn chế rụng trái do thiếu dinh dưỡng, đảm bảo năng suất, chất lượng cà phê hàng năm. Nông dân nên thực hiện quy trình bón phân đối với cà phê kinh doanh (giai đoạn từ 4 năm tuổi trở lên)

Trong trường hợp cà phê có triệu chứng thiếu các yếu tố vi lượng, có thể cung cấp vi lượng cho cà phê bằng cách phun qua lá các hợp chất chứa các nguyên tố cần thiết  như Zn, Bo…

+ Biện pháp hóa học:Đối với bệnh vàng lá rụng trái do sâu bệnh hại gây ra, sử dụng các loại thuốc đã được khuyến cáo cụ thể cho từng đối tượng đã được hướng dẫn ở phần trên.

12.Thối nứt thân(Fusarium spp.)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

Bệnh do nấm Fusarium spp. gây ra. Đây là loài nấm gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết rất nhanh, bệnh thường xảy ra ở những vườn cây không thông thoáng, ẩm thấp hay những năm mưa nhiều, ẩm độ không khí cao.Bệnh xuất hiện trên vườn kiến thiết cơ bản lẫn kinh doanh, thường xuất hiện trên đoạn thân đã hóa gỗ. Bệnh làm nứt và thối đen lớp vỏ ngoài của thân cây, nếu bị nặng thì lớp gỗ phía trong bị khô dẫn đến hiện tượng tắc mạch, cây thiếu nước nên héo và khô từ đầu ngọn xuống. Vết bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của thân cây nhưng thường ở đoạn giữa và gần gốc cây. Bệnh phát triển và lây lan nhanh.

- Biện pháp phòng trừ: Cần phát hiện bệnh sớm khi thân cây vừa bị nứt hoặc có vết thối đen nhỏ. Dùng dao cạo sạch phần vỏ thân bị bệnh, sau đó xử lý thuốc BVTV theo hướng dẫn. Nếu cây đã bị khô ngọn cần cưa ngang và đốt bỏ phần bệnh, quét thuốc lên trên mặt thân bị cưa và nuôi chồi mới.

V. CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN:

1. Chế biến: Có 2 phương pháp chế biến chính:

- Chế biến khô:  Đem phơi nguyên cả quả sau thu hoạch. Nhược điểm: quả lâu khô, dễ bị mốc, chất lượng hương vị của cà phê tách bị giảm. Đối với cà phê chè cần hạn chế phương pháp này.

- Chế biến ướt: Là phương pháp chế biến chính đối với cà phê chè, phương pháp này tạo ra sản phẩm cà phê có chất lượng cao hơn hẳn so với chế biến khô. Cách làm: Quả chín thu hái ngày nào đem xát tươi ngay ngày đó bằng máy thủ công. Sau đó dùng nước đãi hết vỏ quả, gạn hết nước rồi để ủ lên men. Chú ý: Không dùng đồ chứa bằng kim loại. Muốn biết quá trình lên men đã xong chưa, dùng móng tay cào thử nếu thấy nhám và khe hạt hoàn toàn sạch nhớt là quá trình lên men đã xong, vớt ra, rửa sạch, đem phơi.

2. Phơi: Phơi là công đoạn có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê.

- Cách phơi: Phơi cà phê quả mới thu hái (chế biến khô) hoặc quả cà phê thóc ướt (chế biến ướt) trên sân xi măng, sân gạch hoặc trên một tấm liếp, không phơi cà phê trên nền đất. Lớp cà phê phơi cần rải mỏng cho chóng khô, đảo thường xuyên ít nhất một gờ một lần. Khi cắn hạt, nếu không vỡ, coi như cà phê đã khô hoàn toàn và có thể đưa vào cất giữ.

3. Bảo quản: Cà phê phơi (hoặc sấy) khô đựng trong bao tải sạch, thùng gỗ, bồ hoặc trong kho thoáng khí, không để bị ẩm. Tuỳ theo yêu cầu của người mua cà phê, có thể tiêu thụ sản phẩm ở dạng quả khô, cà phê thóc, hoặc xay xát thành cà phê nhân để bán

Attachments:
FileDescriptionCreatorFile sizeCreatedLast modified
Download this file (Quy_trinh_ky_thuat_canh_tac_cay_ca_phe_che.doc)Quy_trinh_ky_thuat_canh_tac_cay_ca_phe_che.doc 220 kB2013-07-30 16:512013-07-30 16:51