Thống kê truy cập

4601084
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1654
18711
96043
4601084

Tình hình nhập khẩu giống rau hoa (thuộc Dự án Nhập khẩu giống rau, hoa năm 2019)

Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm, thuận lợi cho sản xuất các loại rau, hoa cao cấp mang tính đặc thù riêng của Đà Lạt, đặc biệt là canh tác rau, hoa theo hướng công nghệ cao đã góp phần cải thiện đời sống cho người sản xuất. Từ lâu Lâm Đồng đã hình thành những vùng chuyên canh rau, hoa nổi tiếng tập trung ở Thành phố Đà Lạt và các huyện phụ cận như Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương.

Phần lớn các giống rau, hoa sản xuất tại Lâm Đồng (90%) phải nhập khẩu từ các nước, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới tại địa phương còn hạn chế. Chủng loại giống cây trồng nhập khẩu chủ yếu là các loại giống rau, hoa, chanh dây… được nhập từ các nước Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, Newzealand, Hàn Quốc,…về gieo trồng tại địa phương. Hiện nay, một số giống rau, hoa mới đang được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới có màu sắc đẹp, tươi lâu, cành hoa cứng thuận tiện trong công tác bảo quản, vận chuyển đi xa, đặc biệt là phục vụ được thị trường xuất khẩu; được thị trường ưa chuộng, tuy nhiên chưa được nhập khẩu vì vướng phân tích nguy cơ dịch hại (PRA) để sản xuất ở trong nước.

Để nâng cao giá trị sản phẩm hoa Đà Lạt, chủ động hội nhập quốc tế. Chi cục Trồng trọt &BVTV Lâm Đồng đã làm việc với Hiệp hội hoa và các doanh nghiệp đánh giá nhu cầu và tính cấp thiết của các giống cần nhập khẩu; kết quả làm việc đã xác định được 08 doanh nghiệp, đơn vị xin tham gia Dự án và được Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng phê duyệt tại 02 Quyết định số 509/QĐ-SNN, ngày 07/8/ 2019 và Quyết định số 680/QĐ-SNN. Tổng kinh phí thực hiện dự án 5.329.184.605 đồng (trong đó nhà nước hỗ trợ 494.355.899 đồng, đối ứng của doanh nghiệp 4.834.828.706 đồng)

Các doanh nghiệp, đơn vị tham gia Dự án nhập nội 456.930 cây, củ, chậu, hạt giống hoa và 70 kg hạt giống rau/39 giống rau, hoa từ 05 Quốc gia Mỹ, Hà Lan, Isarel, Nhật Bản, Bỉ. Trong đó:

+ Công ty TNHH Linh Ngọc nhập khẩu 10 giống (Hoa Cầu Vàng, hoa Ngọc Bích, hoa Huệ Tây, Hoa Bidens, Ostica, Dạ yến thảo, Verbena, Calibrachoa, Hoa baby, Thược dược) có nguồn gốc từ Nhật Bản, Israel, Mỹ, Hà Lan.

+ Công ty TNHH Hoa Chi An nhập khẩu 02 giống (Hoa Diên Vĩ, Allium) có nguồn gốc từ Hà Lan.

+ Công ty TNHH Nông nghiệp Hồng Hoàng nhập khẩu 01 giống hoa Thiên Sứ có nguồn gốc từ Isarel.

+ Công ty TNHH Trang trại Langbiang nhập khẩu 02 giống hoa Mẫu đơn, Mao lương có nguồn gốc từ Nhật Bản.

+ Công ty TNHH Dalat Hasfarm nhập khẩu 11 giống (Ngọc Hân, Oải Hương, Trachelium, Loa kèn,  Cây bắt mồi, Myrmecidia, Hydnophytum, Phi Yến, Loa Kèn, Drosera,  Syngonanthus) có nguồn gốc từ Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản.

+ Trung tâm nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa nhập khẩu 02 giống Khoai nưa, Đỗ quyên có nguồn gốc từ Nhật Bản, Bỉ.

+ Công ty TNHH Bejo Việt Nam nhập khẩu 04 giống (Rau xà lách, Cải kale, Súp lơ xanh, Súp lơ trắng) có nguồn gốc từ Hà Lan.

+ Công ty CP dịch vụ Đô thị Đà Lạt nhập khẩu 05 giống (Tulip, Lily, Alium, Thủy tiên, Hyacinthus) có nguồn gốc từ Hàn Quốc.

Sau khi nhập khẩu giống rau, hoa theo kế hoạch các doanh nghiệp đã tiến hành trồng khảo nghiệm để đánh giá sự thích nghi của các giống mới tại các tiểu vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận. Đến nay, một số giống sau khi khảo nghiệm cơ bản cho kết quả khả quan về năng suất, chất lượng và đáp ứng thị hiếu của khách hàng như hoa Mẫu đơn, hoa Diên Vĩ, Hoa Alium, Khoai nưa, Đỗ quyên, hoa Thiên Sứ, hoa Hyacinthus, hoa Huệ tây, hoa Cầu vàng… Trong thời gian tới các Doanh nghiệp, đơn vị tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm đánh giá giá trị canh tác đối với các giống triển vọng; định hướng chuyển giao cho nông dân sản xuất trên diện rộng, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hiện đại hóa sản xuất rau, hoa trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Các tin khác