Phân bón trung lượng và cách sử dụng
- Được viết: 25-09-2019 08:46
Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng, giúp cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất và cải tạo đất. Trong quá trình canh tác, đất bị mất đi một lượng dinh dưỡng rất lớn do bị tác động bởi các yếu tự nhiên: rửa trôi, nhiệt độ, xói mòn, thời tiết…đặc biệt một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong đất bị cây trồng lấy đi để phục vụ quá trình sinh trưởng, phát triển.
Phân bón ngoài những vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, cải tạo đất, giúp cây trồng phát triển cân đối, bền vững thì còn có những tác động tiêu cực tới môi trường sinh thái, tồn dư các loại hóa chất trong nông sản, ảnh hưởng lớn đến giá trị, chất lượng nông sản và sức khoẻ người sử dụng. Do đó, bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp tăng năng suất cây trồng, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản.
Hiện nay, phân bón hoá học được phân loại theo thành phần hoặc chức năng của các chất chính trong phân bón đối với cây trồng gồm 3 loại chính: Phân đa lượng (đạm, lân và kali), phân trung lượng (lưu huỳnh, magiê, canxi và silic), phân vi lượng (sắt, đồng, kẽm, mangan, molypđen…).
I. Vai trò của phân bón trung lượng đối với cây trồng và cách sử dụng
1. Canxi (Ca):
Cần cho sự phát triển của hệ rễ cây, tăng cường tạo thành các rễ bên và hệ thống lông hút của rễ. kích thích hoạt động của VSV, hút các nguyên tố dinh dưỡng khác.
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, vận chuyển gluxit trong cây. Làm giảm độ thấm của màng tế bào hạn chế sự hút nước của cây, tạo khả năng chịu úng tạm thời cho cây.
Canxi có tác dụng đặc biệt trong việc duy trì cân bằng của môi trường bên ngoài, tăng cường sự nở hoa và tăng độ bền của hoa. Canxi giúp hình thành các hợp chất cấu thành màng tế bào, làm cây trở nên cứng cáp, làm giảm hàm lượng đạm Nitrat trong cây. Tăng cường hoạt tính của một số hệ thống men trong cây. Trung hòa các axit hữu cơ trong cây.
* Triệu chứng thiếu canxi
Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường. Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái. Sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy. Chồi hoa rụng sớm, thân yếu.
* Các dạng phân và hợp chất chứa canxi
- Các nguyên liệu chứa Canxi: Đá vôi, Dolimte, Dolomite nung, vỏ sò và bột vỏ sò, thạch cao (CaSO4)
- Các loại phân bón chứa canxi: Superphosphate: Supe Lân Ca(H2PO4)2 + CaSO4: 18 - 21% Ca; Triple Superphosphate (Lân giàu) 12 - 14% Ca; Canxi Nitrorat Ca(NO3)2 : 15 - 19% CaO và Canxi hòa tan (Canxi Chelate)
* Cách sử dụng
Tùy từng loại cây trồng, từng loại đất để lựa chọn loại phân để sử dụng phù hợp với cây trồng. Việc bón canxi cho cây trồng có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách:-
- Bón thẳng vào đất: Đá vôi, Dolimte, Dolomite nung, vỏ sò và bột vỏ sò, thạch cao (CaSO4); Canxi Nitrorat Ca(NO3)2…
- Phun lên lá: Sử dụng các loại Canxi hoà tan
2. Magiê (Mg):
Có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp gluxit, protein, lipit trong cây. Mg có vai trò thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây. Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.
Mg góp phần điều hòa pH thích hợp với từng bộ phận trong tế bào và sinh lý của cây. Mg tham gia trong thành phần hoặc kích thích hoạt động của các loại men. Mg cùng với K tăng sức trương của tế bào, cân bằng nước trong cây tăng khả năng chịu hạn trong cây.
Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống lại khô hạn và bệnh tật của cây trồng.
* Triệu chứng thiếu Mg:
Phần thịt giữa các gân lá bị úa vàng, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. Ở một số loại rau có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía. Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm.
* Các dạng phân và hợp chất chứa Mg
- Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 15 - 17% MgO; phân sunphat kali - magiê chứa 5 – 10% MgO; Dolomite và dolomite nung; phân borat magiê (admontit) chứa 19% Mg; Magiê Sunfat; Magiê cacbonnat; phân Magie Chelate
* Cách sử dụng
Magiê sunfat: dùng để bón cho những cây có nhu cầu Mg cao như thuốc lá, cây ăn trái... bón cho các loại đất nghèo Mg như đất xám, đất cát... Hoà ra nước với nồng độ 0,25-1% để phun qua lá.
- Magiê kali sunfat: có thể bón lót, bón thúc bằng các rải đều trên mặt ở ruộng; hoặc bón theo hàng, theo hốc; hoặc hoà ra nước để phun qua lá. Nên bón cho các loại cây có giá trị kinh tế cao vì giá thành phân này cao.
- Magiê cacbonat: Ít tan trong nước nên cần bón lót. Với cây trồng cạn nên bón rải theo hàng theo hốc.
- Magiê phốtphát: phân này có hàm lượng lân cao nên khi bón cần phải tính toán cân đối với lân. Có thể dùng bón lót hoặc thúc, bón theo hàng, hốc.
3. Lưu huỳnh (S):
Lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp Protein và một số axít amin quan trọng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo các chất sinh dầu, tạo mùi cho nông sản. Tăng khả năng chịu rét, chống hạn cho cây, thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. Ngoài ra lưu huỳnh có nhiều trong thành phần của coenzym A (là chất xúc tác quan trọng trong quá trình quang hợp, hô hấp của cây), tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật cố định đạm… Giảm tỷ lệ N:S sẽ giảm hàm lượng nitrat trong nông sản
* Triệu chứng thiếu S
Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm. Thân cứng, hoá gỗ sớm và đường kính thân nhỏ. Lá xanh nhạt, gân nhợt nhạt, không đốm chết
* Các dạng phân chứa S
Đa số phân bón chứa lưu huỳnh trên thị trường hiện nay ở dạng phân hỗn hợp có bổ sung lưu huỳnh như NPK + S, SA, supe lân, thạch cao…do đó có thể sử dụng phân bón chứa lưu huỳnh để bón bón lót hoặc bón thúc cho cây
4. Silic
Silic có tác dụng làm cứng mô chống đỡ. Cây được cung cấp đủ Silic (SiO2) sẽ tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng lân và đạm…cây hút nhiều Silic giúp cho chống sự xâm nhập vủa vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Như vậy silic có tác dụng chủ yếu đến tính chống chịu: thiếu ánh sáng, thiếu nước, nhiệt độ cao và sâu bệnh hại.
* Các dạng phân chứa silic
Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 24 - 32% SiO2 và một số loại phân bón rễ: phân khoáng silic, phân bón canxi silic…
II. Một số sản phẩm phân bón trung lượng tại Lâm Đồng
Phạm Ngọc Toản
Các tin khác
- Nghị định quy định xử phạt Vi phạm hành chính lĩnh vực Trồng trọt - 12/10/2023
- Nghị định số 55/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón - 20/04/2018
- Phân bón MKP sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 20/05/2019
- Bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với phân bón theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP - 29/01/2018
- Công ty TNHH XNK Tân Thành Nam Agriculture bước chuyển mình trong sản xuất phân bón tại Lâm Đồng - 25/09/2019
- Phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng - 01/07/2019
- Danh sách phòng thử nghiệm phân bón còn hiệu lực tính đến 12/9/2018 - 12/09/2018
- Danh sách các công ty xin Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy phân bón (tính đến ngày 03/11/2017) - 04/11/2017
- Thông báo về việc triển khai Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón - 11/10/2017
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9486:2018 về lấy mẫu phân bón - 16/07/2018