Thống kê truy cập

4351618
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1371
1371
59211
4351618

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo vệ & Kiểm dịch thực vật

Ngày 4/12/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ & Kiểm dịch thực vật. Theo đó, một số điểm mới của Luật cần lưu ý như sau:

1. Về hệ thống cơ quan chuyên ngành Bảo vệ & KDTV.

Ở Trung ương, hệ thống cơ quan chuyên ngành Bảo vệ & Kiểm dịch thực vật (KDTV) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở cấp tỉnh, thành phố, cơ quan chuyên ngành Bảo vệ & KDTV trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan chuyên ngành BV & KDTV trực thuộc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn cấp huyện và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật nội địa và quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn cấp huyện.

2. Về điều kiện, trình tự, thủ tục công bố dịch hại thực vật

2.1. Về điều kiện công bố dịch hại thực vật

- Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng KDTV, không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo 2 điều kiện sau:

+ Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ gây hại so với trung bình của 02 năm trước liền kề của thời điểm công bố dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật.

+ Các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đã được chủ thực vật áp dụng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành bảo vệ & KDTV nhưng chưa đạt hiệu quả, phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh trong một thời gian nhất định để nhanh chóng khống chế, dập tắt dịch.

 - Đối với sinh vật gây hại thực vật là đối tượng KDTV hoặc sinh vật gây hại lạ:

Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ xuất hiện hoặc xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam, có nguy cơ thiết lập quẩn thể, lây lan ra diện rộng mà phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bắt buộc chủ thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn có dịch thực hiện nghiêm chỉnh để nhanh chóng bao vây và xử lý triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ.

2.2. Về trình tự, thủ tục công bố dịch

- Cơ quan chuyên ngành BV & KDTV ở trung ương báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; cơ quan chuyên ngành BV & KDTV ở cấp tỉnh trình Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT báo cáo Chủ tịch UBND cấp tỉnh về tình hình dịch hại, các số liệu thực tế chứng minh đủ điều kiện công bố dịch và sự cần thiết phải công bố dịch, đề xuất phạm vi công bố dịch và các giải pháp chống dịch;

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT căn cứ vào báo cáo của thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT quyết định công bố dịch;

    Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền công bố dịch thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến. Hội đồng do người có thẩm quyền công bố dịch hoặc cấp phó của người đó làm Chủ tịch, Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương hoặc Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chủ tịch, thành viên là đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.

     3. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu vật thể thuộc diện KDTV

    Về việc xuất, nhập khẩu vật thể thuộc diện KDTV, Nghị định quy định, phải tạm ngừng nhập khẩu đối với các vật thể có nguy cơ cao mang theo đối tượng KDTV của Việt Nam mà chưa có biện pháp xử lý triệt để; vật thể nhập khẩu từ một quốc gia, vùng lãnh thổ bị phát hiện nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ mà cơ quan chuyên ngành bảo vệ, kiểm dịch thực vật ở Trung ương đã có thông báo về việc không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật của Việt Nam...

     Đặc biệt, cấm nhập khẩu đối với vật thể từ quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật, đe dọa sản xuất nông nghiệp trong nước, an ninh lương thực quốc gia mà không có biện pháp xử lý triệt để và vật thể đã bị áp dụng biện pháp xử lý tạm ngừng nhập khẩu nhưng vẫn không áp dụng các biện pháp khắc phục hoặc đã áp dụng nhưng vẫn không đáp ứng được các quy định kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam...     

4. Một số điểm cần lưu ý khác

Ngoài các nội dung trên để thực hiện đúng quy định của Luật BV & KDTV cần chú ý:

- Từ ngày 01/01/2015 sẽ không cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV, chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV, chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng.

- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng bảo quản nội địa, thẻ xông hơi khử trùng cho cá nhân tham gia hoạt động xông hơi khử trùng vật thể bảo quản nội địa thuộc cơ quan chuyên ngành Bảo vệ & KDTV ở Trung Ương.

                                                                                            Phòng Kiểm dịch pháp chế

Các tin khác