Kế hoạch Thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Được viết: 16-09-2022 10:32
sỞ nÔNG nGHIỆP VÀ ptnt Lâm ĐỒNG chi cỤc TRỒNG TRỌT VÀ BVTV Số: 24/KH-TTBVTV |
cỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa viỆt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lâm Đồng, ngày 17 tháng 8 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-BNN-VP ngày 15/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Trồng trọt và BVTV xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại đơn vị, như sau:
1.1. Mục tiêu đến năm 2025
- 100% dịch vụ công trực tuyến cung cấp ở mức độ 4, được xác thực một lần, cung cấp trên nhiều nền tảng thiết bị; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt 70%; tích hợp 90% các dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công tỉnh; 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- 80% cơ sở dữ liệu về Nông nghiệp được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng, gồm: Cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu về cây trồng; Xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối để cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai phục vụ nông dân năng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua nền tảng số.
- 50% các thiết bị quan sát, giám sát sử dụng công nghệ số, bảo đảm thu nhận trực tiếp dữ liệu số, sử dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) để tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp.
- Bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp, 100% máy tính được triển khai giải pháp phòng chống mã độc; hoàn thành xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin; 100% hệ thống thông tin được giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
- 100% công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, trong đó 30% được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu về công nghệ số.
- Cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cử khi nào người dân và doanh nghiệp cần; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.
- 90% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
- Hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của đơn vị được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của đơn vị được ký số, gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chia sẻ với Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia.
- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.
- Phát triển kinh tế số trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân tham gia các hoạt động trong nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc; hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số,..
- Xây dựng các mô hình nghiên cứu “mẫu” về sản xuất, kết nối nông nghiệp thông minh; ứng dụng đồng bộ công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp; quản lý giám sát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm kịp thời, minh bạch, chính xác, an toàn, thích ứng với biến đổi khi hậu. Phấn đấu đến năm 2025diện tích nông nghiệp công nghệ cao đạt 25% diện tích canh tác, trong đó diện tích nông nghiệp thông minh đạt 1.000 ha.
1.2. Mục tiêu đến năm 2030
- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến trên tổng số hồ sơ đạt 90%; tích hợp tối thiểu 70% các dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính;
- 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- Hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp số, nông thôn số trên nền tảng dữ liệu lớn và thông tin thống nhất, minh bạch, hiệu quả và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ở trung ương và địa phương, các cơ quan và đối tác quốc tế, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp, phát triển nông thôn được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Tỷ trọng kinh tế số nông nghiệp trung bình đạt tối thiểu 20%.
- Tối thiểu 50% hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm có ứng dụng công nghệ số.
- 100% các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an toàn thông tin. Phấn đấu đến 2030 diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ số chiếm khoảng 10% diện tích canh tác.
2.1. Nhiệm vụ
- a) Phát triển hạ tầng số và các nền tảng, hệ thống
- Trang bị bổ sung trang thiết bị cho công chức, viên chức nhằm đảm bảo phát triển Chính phủ số/ Chính quyền số trong đơn vị;
- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế;
- Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương...; từng bước xây dựng quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phầm nông nghiệp bằng tem điện tử, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác.
- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu công tác bảo vệ thực vật (tình hình sản xuất, sinh vật gây hại cây trồng, công tác đào tạo tập huấn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật..) trên các phần mềm lưu trữ của ngành BVTV.
- Ứng dụng công nghệ IOT trong công tác giám sát, điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng.
- Phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nhận diện, cảnh báo sớm sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ để nông dân chủ động phòng chống.
- b) Phát triển các ứng dụng, dịch vụ
- Đảm bảo việc thực hiện phát triển Chính quyền điện tử/ chính quyền số phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành của Chi cục thông qua Chính phủ điện tử giữa các đơn vị;
- Ứng dụng chữ ký số khi phát hành văn bản điện tử qua môi trường mạng theo qui định (trừ văn bản mật);
- 100% văn bản, tài liệu nội bộ trao đổi dưới dạng điện tử; 90% hồ sơ, văn bản trao đổi với cơ quan bên ngoài dưới dạng văn bản điện tử;
- 100% công chức, viên chức đã được cấp thư điện tử công vụ thường xuyên sử dụng trong giải quyết công việc và trao đổi thông tin;
- Trang Thông tin điện tử của Chi cục cung cấp đầy đủ thông tin, cập nhật toàn bộ thủ tục hành chính và các văn bản pháp luật liên quan. Cung cấp tất cả dịch vụ công trực tuyến.
- c) Bảo đảm an toàn thông tin
- Thường xuyên rà soát, cập nhật các quy định về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của đơn vị. Phối hợp tổ chức triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Rà soát, tăng cường đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin, phòng chống mã độc theo mô hình tập trung, ưu tiên cho các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, hệ thống trung tâm dữ liệu;
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin tại đơn vị theo quy định;
- Thực hiện sao lưu dữ liệu, bảo đảm hoạt động liên tục; sẵn sàng khôi phục hoạt động bình thường của hệ thống sau khi gặp sự cố mất an toàn thông tin mạng;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho công chức, viên chức tại đơn vị;
- Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi vi phạm trên không gian mạng, tin giả, tin bịa đặt, tấn công mạng tại đơn vị.
- d) Phát triển nguồn nhân lực
- Cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin khi Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp tổ chức: Đào tạo, tập huấn về xây dựng, triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử của Tỉnh phiên bản 2.0; kỹ năng sử dụng, khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin đã được đầu tư như: Chính phủ điện tử, Một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến, chữ ký số, kết nối liên thông trang Thông tin điện tử của Sở, UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT trên trang Thông tin điện tử của đơn vị.
- Phân công công chức, viên chức kiêm nhiệm công tác an toàn thông tin, công nghệ thông tin và quản lý trang Thông tin điện tử của đơn vị; đồng thời, cử tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, quản lý: quản trị mạng, quản trị CSDL vận hành và quản lý, đảm bảo an toàn, an ninh cho toàn bộ hệ thống thông tin trong suốt quá trình vận hành.
2.2. Giải pháp thực hiện
- a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp
- Tuyên truyền đến đội ngũ CCVC nhằm nâng cao hiểu biết về lợi ích trong việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành, xử lý công việc, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị;
- Mở rộng các kênh kết nối phục vụ thực hiện thủ tục hành chính của người dân dựa trên nền tảng các mạng xã hội;
- Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử của Chi cục; phân công CCVC kiêm nhiệm công tác quản trị trang Thông tin điện tử và hệ thống mạng trong đơn vị;
- Ứng dụng các tiến bộ về CNTT, các phần mềm xử lý văn bản, tiếp nhận và gửi văn bản qua hệ thống hộp thư công vụ theo quy định, đảm bảo nhanh chóng, đầy đủ, bảo mật.
- b) Phát triển các mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
Phối hợp phát triển dữ liệu số tạo nền tảng cho triển khai Chính quyền số, bảo đảm cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ công trực tuyến, mở dữ liệu theo quy định của pháp luật để phát triển kinh tế số, xã hội số. Phát triển các cơ sở dữ liệu phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
- c) Giải pháp tài chính
- Sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách (nếu có), nguồn kinh phí chi thường xuyên để phục vụ phát triển, ứng dụng CNTT vào quá trình thực hiện nhiệm vụ; thiết lập, bảo trì hệ thống mạng cục bộ, mạng diện rộng, giải pháp tăng cường bảo mật, phát triển và triển khai các phần mềm quản lý chuyên ngành, đào tạo chuyên sâu cho CCVC phụ trách, kiêm nhiệm;
- Hợp đồng quảng cáo với các doanh nghiệp có nhu cầu, tạo nguồn kinh phí chi trả nhuận bút viết tin, bài và phụ cấp cho CCVC thực hiện quản trị hệ thống CNTT, trang Thông tin điện tử của đơn vị.
- Tổ chức thực hiện
3.1. Phòng Hành chính Tổng hợp
- Phối hợp với các phòng, trạm trực thuộc Chi cục triển khai việc thực hiện kế hoạch này;
- Tuyên truyền đến toàn thể công chức, viên chức về việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào thực tiễn công tác;
- Tham mưu cân đối, bố trí nguồn kinh phí, đảm bảo triển khai thực hiện nội dung kế hoạch (đào tạo, bồi dưỡng, vận hành trang thông tin điện tử và hệ thống internet); đưa việc ứng dụng chuyển đổi số vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm của đơn vị;
- Duy trì ổn định hoạt động và tính bảo mật của Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và điều hành Chính phủ điện tử tại đơn vị;
- Rà soát, tham mưu kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực CNTT; theo dõi, đôn đốc các phòng, trạm trong việc thực hiện cải cách hành chính kết hợp ứng dụng CNTT; kiểm tra kết quả ứng dụng phần mềm một cửa điện tử của đơn vị.
3.2. Các phòng, trạm
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Ứng dụng bản quyền phần mềm diệt virus để đảm bảo an toàn thông tin trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều hành.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và bộ tiêu chí chuyển đổi số theo chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện.
Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế và văn bản chỉ đạo của cấp trên để đề xuất thay đổi, điều chỉnh các chỉ tiêu, nội dung cho phù hợp.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, yêu cầu các phòng, trạm triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: - Sở Nông nghiệp & PTNT (Báo cáo); - Lãnh đạo Chi cục; - Các phòng, trạm (t/hiện); - Lưu VT. |
CHI CỤC TRƯỞNG
Hà Ngọc Chiến
|
Các tin khác
- Báo cáo kết quả kiểm tra các vùng trồng đề nghị cấp mã số - 22/02/2023
- V/v tập huấn, hội thảo về kỹ thuật chăm sóc cà phê do công ty TNHH Nestle Việt Nam tổ chức - 02/03/2023
- V/v kiểm soát đối tượng KDTV tại vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc - 13/03/2023
- V/v góp ý dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 - 24/11/2023
- V/v lựa chọn địa bàn để điều tra chi phí sản xuất và giá thành thóc vụ Đông xuân 2022-2023 - 29/03/2023
- V/v tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C - 06/03/2024
- V/v đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên. - 27/04/2023
- V/v cử người tham gia Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án liên kết phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ nông sản Công ty TNHH MTV Ant Farm Chi nhánh tại Lâm Đồng. - 08/06/2023
- Tờ trình Về việc đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu Mua sắm thiết bị thực hiện mô hình ứng dụng đồng bộ công nghệ IoT trong sản xuất cây ăn trái và quản lý chất lượng sản phẩm gắn với chuỗi liên kết - 15/09/2022
- V/v báo cáo kết quả giải quyết, xử lý dứt điểm các ý kiến của cử tri, đại biểu HĐND và các tổ chức khác về những vấn đề trong phạm vi lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT. - 13/03/2023
- V/v tiếp thu giải trình ý kiến góp ý đối với Dự thảo Quyết định Ban hành đơn giá các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023 của Phòng NN&PTNT huyện Đức Trọng - 02/03/2023
- Tờ trình Đề nghị phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện 02 mô hình sản xuất bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu thuộc Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại tỉnh Lâm Đồng - 08/08/2022
- V/v đề nghị thành lập tổ thẩm định hồ sơ Công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 31/08/2022
- V/v theo dõi trạm cảnh báo hiện tượng sương muối trên địa bàn huyện Lạc Dương - 13/03/2023
- V/v báo cáo tổng hợp mô hình sản xuất điển hình - 10/07/2023
- V/v góp ý dự thảo Đề án Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp đến năm 2030 - 25/09/2023
- Kế hoạch Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính và nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng năm 2022 và các năm tiếp theo - 31/08/2022
- Báo cáo Kết quả kiểm tra cơ sở đóng gói đề nghị cấp mã số - 08/08/2022
- Báo cáo Tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch số 33-KH/TU, ngày 25/02/2022 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII - 07/06/2023
- Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chi cục Trồng trọt và BVTV - 27/02/2023