Thống kê truy cập

3571664
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1876
14910
9347
3571664

Quy trình xử lý dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam xuất hiện tại Lâm Đồng

Tại Lâm Đồng đã phát hiện 3 đối tượng Kiểm dịch Thực vật của Việt Nam là Mọt đậu Mexico, Ngài củ khoai tây, Tơ hồng nam.

Dưới đây quy trình xử lý 3 đối tượng dịch hại Kiểm dịch thực vật trên.

I. Qui trình xử lý mọt đậu Mexico Zabrotes subfasciatus (boheman)

Để kịp thời phát hiện và sử lý mọt đậu Mêxicô cần tiến hành điều tra sâu mọt hại đậu, đỗ, hàng nông sản trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện đối tượng Kiểm dịch thực vât nêu trên.
Các tổ chức và cá nhân kinh doanh buôn bán đậu, đỗ, bảo quản nông sản cần thường xuyên thu dọn vệ sinh sạch sẽ đồ chứa, đựng, kho bảo quản để hạn chế khả năng phát sinh gây hại của mọt. Khi phát hiện thấy mọt đậu Mêxicô cần thu gom mọt lại, thông báo với Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng để được hướng dẫn xử lý, tránh để lây lan ra diện rộng, khó phòng trừ và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Mức độ nguy hiểm, khả năng gây hại: Mọt hại từ khi hạt già chín ở ngoài đồng ruộng và sau thu hoạch, là dịch hại rất khó phòng trừ vì chúng đều nằm bên trong hạt, sâu non ăn hại hoàn toàn phần bên trong hạt, làm rỗng hạt thành những đường ngoằn ngèo. Nông sản bị hại giảm phẩm chất nghiêm trọng, mọt gây hại mạnh trên đậu, đỗ. Đặc biệt trên đậu trắng và đậu đỏ ngoài ra chúng còn gây hại trên nhiều loại nông sản khác.

Chúng tôi xin giới thiệu cách nhận biết mọt đậu Mêxicô đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam như sau:

+ Mọt trưởng thành dài 2 -3,6 mm. Thân hình bầu dục tròn, màu đen, con cái lớn hơn con đực. Râu hình răng cưa, các đốt nhỏ và daì, 2 đốt gốc màu nâu đỏ. Trên mảnh lưng ngực phủ nhiều lông màu vàng, 2 bờ bên và bờ trước cong hình bán cầu. Con cái có đám lông màu trắng chạy ngang chính giữa cánh. Mặt bụng phủ lông màu xám trắng, chính giữa mặt bụng của ngực sau lõm vào trên phủ lông màu trắng. Chân màu đen, cuối đốt chày chân sau có 2 cựa dài màu nâu đỏ. Trứng của chúng được đẻ ở bên ngoài vỏ hạt thành những chấm nhỏ có màu vàng nhạt.

+ Quan sát bên ngoài hạt khi phát hiện thấy lỗ mọt gây hại ở hạt, bóp vỡ hạt đậu đó để kiểm tra sẽ phát hiện thấy sâu non hoặc nhộng của mọt bên trong hạt. Riêng mọt trưởng thành chúng còn di chuyển sang các hạt khác để gây hại, khi kiểm tra có thể thấy chúng trà trộn với hạt, hoặc bám ở đồ chứa đựng, kho bảo quản.

Quy trình xử lý bằng biện pháp khử trùng xông hơi cụ thể như sau:

1.Quy trình khử trùng xông hơi bằng thuốc phosphine

Bao gồm bước bốn bước:
Bước 1: Khảo sát trước khử trùng
+ Khảo sát địa điểm khử trùng;
+ Khảo sát đối với hàng hóa khử trùng: đặc điểm của hàng hóa, thể tích hàng, cách sắp xếp, phương thức đóng gói, loại bao bì, độ ẩm, nhiệt độ tương đối không khí và thuỷ phần của hàng hoá sẽ xông hơi;
+ Dịch hại: thành phần loài dịch hại có mặt trên hàng hóa, mật độ quần thể của loài gây hại chính và pha phát dục phổ biến của loài gây hại chính;
+ Đặc điểm của địa điểm hoặc kho hàng sẽ tiến hành xông hơi phosphine cũng như khu vực xung quanh kho, khoảng cách từ địa điểm xông hơi tới khu dân cư, trường học, nhà máy hoặc khu nuôi gia súc, gia cầm tập trung gần nhất (tính theo mét), hướng gió và tốc độ gió, dự báo thời tiết khu vực trong thời gian xông hơi, …
+ Yêu cầu của chủ hàng hóa
+ Lấy mẫu đại diện của lô hàng trước khử trùng;
+ Lập biên bản khảo sát khử trùng.

Bước 2: Lập phương án khử trùng
Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị thực hiện
+ Thuốc khử trùng;
+ Thuốc phun vệ sinh;
+ Bạt khử trùng chuyên dụng (nếu khử trùng chụp bạt);
+ Giấy Kraft;
+ Bột quấy hồ, băng dính;
+ Giấy/khay đặt thuốc (nếu dùng thuốc dạng viên);
+ Găng tay cao su;
+ Thiết bị đo nồng độ thuốc, mặt nạ phòng độc và bình lọc thích hợp;
+ Quạt thông thóang sau khử trùng;
+ Bộ dụng cụ y tế sơ cứu;
+ Biển cảnh giới và các bản hướng dẫn, qui định trong quá trình khử trùng;
+ Nhân lực cần thiết để khử trùng lô hàng
sử dụng: Chuẩn bị dư khoảng 10-15% so với yêu cầu
- Lập biểu mẫu cho các bước thực hiện
+ Lập danh sách những người tham gia khử trùng, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên;
+ Lập lịch thực hiện từng công đoạn: thời gian làm kín, đặt thuốc, niêm phong, thời gian xả thuốc;
Tính toán liều lượng thuốc xông hơi cần:
Tùy thuộc vào loại hàng hoá , loại dịch hại mà liều lượng khuyến cáo khác nhau Liều lượng tham khảo như sau:

Nhiệt độ

( 0C)

hàng hoá

(g/m3 )

Liều lượng tương đương

( g /tấn)

Thời gian xử lý (ngày)

15 -25

1.5

2

10

Trên 25

1.5

2

7

- Đối với các loại hàng có bề mặt tiếp xúc cao ( hạt nhỏ, dẹp) thì khuyến cao nhân đôi liều lượng trên ( 4 gr a.i/ m3 ).
- Nồng độ các lần đo không < 100 ppm .
- Việc lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng Phosphine :
+ Chọn Phosphine khi :
Hàng hoá không cần sử dụng sớm hơn 7 ngày
Để trừ diệt Trogoderma granarium và không được phép dùng Methyl bromide.
Khi phải xử lý hàng có hàm lượng chất béo cao: hạt có dầu, bánh cake, thực phẩm ăn uống.
Khi mà yếu tố nẩy mầm là quan trọng.
Khi mà hàng hoá trước đó đã xử lý bằng Methyl Bromide.
Khi mà methyl bromide có thể làm dơ hàng hoá ( bột ).
+ Không chọn Phosphine khi:
Khi quần thể côn trùng cần diệt được biết là kháng thuốc phosphine.
Khi không tạo được không gian kín.
Khi mà hàng hoá phải sử dụng sớm hơn 7 ngày.
Khi nhiệt độ thấp hơn 150.

Bước 3: Thực hiện khử trùng
Làm kín không gian khử trùng
+ Đối với khử trùng chụp bạt: chuyển bạt lên trên nóc lô hàng và tiến hành kéo bạt sang hai bên để trùm kín lô hàng. Lấy rắn cát/cát chèn chân bạt nhưng phải chừa lại một phần để vào đặt thuốc. Nếu sàn kho hoặc địa điểm khử trùng xông hơi không đảm bảo, phải trải bạt xuống dưới kệ hàng để tránh sự thất thoát của thuốc. Kiểm tra độ kín của bạt, nếu rách phải làm kín bằng băng keo hoặc giấy kraft và hồ dính.
+ Đối với khử trùng kho: Dùng giấy kraft và hồ dán làm kín các khe, kẽ, cửa thông gió. Dán cửa ra vào nhưng để chừa một cửa để vào đặt thuốc. Nếu sàn kho không đảm bảo phải làm kín lại bằng xi măng, vôi cát hoặc giấy kraft và hồ dính trước khi xông hơi.
+ Đặt ống dẫn phân phối khí (nếu khử trùng bằng phosphine ở dạng lỏng)
+ Đặt ống dẫn khí để giám sát nồng độ thuốc xông hơi trong quá trình xơng hơi (nếu cần).
Đặt thuốc:
+ Lên sơ đồ đặt thuốc: bao nhiêu điểm, vị trí cụ thể, lượng thuốc tại từng vị trí.
+ Đặt thuốc tại các vị trí đã tính toán
Làm kín hoàn toàn
+ Đối với khử trùng chụp bạt: sau khi đặt thuốc xong và chui ra khỏi bạt, dùng rắn cát chèn
Phun vệ sinh: tiến hành phun vệ sinh xung quanh lô hàng khử trùng hoặc xung quanh khu vực kho để tránh sự lây nhiễm trở lại của côn trùng từ bên ngoài sau khi kết thúc khử trùng (do một số cá thể côn trùng bay hoặc di chuyển ra bên ngoài không gian khử trùng trong quá trình tiến hành khử trùng).
+ Các thuốc vệ sinh thường dùng: Fenitrothion (Sumithion 3D), Pirimiphos - Methyl (Actellic 50EC) …
Cảnh giới khử trùng
Đặt các biển báo nguy hiểm tại các vị trí dễ thấy nhất (trên cửa kho, cạnh đường đi lại hoặc khu đất trống) cách xa không gian khử trùng tối thiểu là 50 mét và cử người làm nhiệm vụ cảnh giới khử trùng.
+ Kiểm tra nồng độ khí phosphine trong lô hàng bằng máy đo nồng độ khí phosphine.
+ Dùng thiết bị kiểm tra sự rị rỉ của thuốc phosphine trong thời gian xông hơi để có biện pháp khắc phục (đặc biệt là khử trùng bằng phosphine lỏng sẽ được bổ sung khi nồng độ thuốc giảm xuống dưới mức cần thiết).
Xả thuốc: Khi kết thúc thời gian xông hơi thì tiến hành xả thuốc (thông thoáng)
+ Đối với khử trùng chụp bạt: Cán bộ khử trùng có trang bị mặt phòng độc tiến hành bỏ rắn cát/cát và vén một phần bạt lên cao để thông thoáng và tạo điều kiện cho thuốc khuyếch tán từ lô hàng ra ngoài không gian xung quanh. Sau khoảng 4 giờ, tiến hành đo nồng độ khí phosphine bên trong của lô hàng. Nếu nồng độ ở mức an toàn cho phép, có thể tiến hành tháo bạt, thu bả thuốc và nghiệm thu kết quả.
+ Đối với khử trùng kho: Cán bộ khử trùng dùng dao rạch giấy và mở cửa kho cho thông thoáng. Sau 4 giờ tiến hành đo nồng độ khí phosphine trong kho. Nếu nồng độ ở mức an toàn cho phép, có thể tiến hành thu bả thuốc và nghiệm thu kết quả.
Để thuận lợi cho quá trình thông thoáng, có thể sử dụng quạt công nghiệp để thúc đẩy nhanh quá trình xả thuốc.
Xử lý bã thuốc: Bã thuốc sau khi kết thúc khử trùng được thu lại và chôn xuống đất. Riêng Aluminum phosphide (ALP) trong bã thuốc luôn còn 2% chưa phân hủy hết nên cần phải xử lý b trước khi hủy. Bã thuốc được cho từ từ vào thùng có chứa nước xà phòng loãng và khuấy đều để bã thuốc phân hủy hoàn toàn. Người làm nhiệm vụ xử lý bã phải đeo mặt nạ phòng độc và có kính bảo vệ mắt

Bước 4: Nghiệm thu kết quả khử trùng
Tiến hành lấy mẫu trong lô hàng để kiểm tra hiệu quả của khử trùng hơi.
+ Kiểm tra tỷ lệ sống chết của dịch hại trong lơ hng
+ Kiểm tra ảnh hưởng của thuốc tới chất lượng hàng hóa (tỷ lệ nảy mầm,…)
Lập biên bản nghiệm thu kết quả khử trùng.
Chìa khoá để khử trùng có hiệu quả bằng Phosphine là phải giữ hơi độc trong thời gian đủ dài để cho các pha chống chịu thuốc như trứng , nhộng đủ phát triển thành sâu non và trưởng thành và chết vì thuốc.

2.Quy trình khử trùng xông hơi bằng thuốc Methyl Bromide
Liều lượng và thời gian xử lý:
Hàng hoá có lượng dầu cao đòi hỏi liều lượng xử lý cao.
Thời gian xử lý bình thường là 24 giờ.
Nếu thời gian xử lý có thể kéo dài thi liều lượng có thể giãm tối đa 30%.
Khử trùng các loại hàng như bột mì, thuốc khuyếch tán rất chậm, thời gian xử lý ngắn nhất là 48 giờ.
- Với lúa, gạo xay = 30g/m3 với thời gian xử lý là 24 giờ
- Lúa mì, lúa mạch, bắp = 50g/m3 với thời gian xử lý là 24 giờ
- Hạt kê = 50g/m3 với thời gian xử lý là 48 giờ
- Bột, hạt có dầu, cám gạo = 70g/m3 với thời gian là 48 giờ
- Bánh cake, thực phẩm = 130g/m3 với thời gian là 48 giờ
Việc lựa chọn sử dụng và không sử dụng Methyl Bromide
Methyl Bromide có thể sử dụng khi :
- Khi thời gian xử lý được yêu cầu không quá 4 ngày.
- Dành để trừ diệt phần lớn các loài côn trùng đối tượng KDTV.
Methyl Bromide không nên sử dụng Khi :
- Dùng cho hạt giống .
- Cho hàng hoá có độ hấp thụ thuốc cao như hạt có dầu.
- Cho hàng mà đã được xử lý Methyl Bromide trước đó (tránh dư lượng).
Các bước thực hiện tương tự Quy trình khử trùng xông hơi bằng thuốc phosphine

II. Qui trình xử lý ngài đục củ khoai tây (Phthorimaea operculella)

Ký chủ: khoai tây, thuốc lá, cà chua và cây họ cà
Phân bố: Châu Phi, Úc, Mỹ, Ấn độ, Việt Nam (Vùng khoai tây Thái Phiên – Đà Lạt)
Triệu chứng gây hại: phân sâu non đùn ra ở ngay mắt củ, khi bổ củ sẽ thấy có nhiều đường đục ngoằn ngèo trong thịt củ.
Hình thái: ngài nhỏ, thân dài 5-6mm, màu xám. Cánh trước có màu nâu xám, trên cánh có những đốm màu đen, cánh hẹp, đầu cánh nhỏ, sải cánh dài 15mm. Cánh sau màu trắng xám, hẹp, đỉnh cánh nhọn, bờ sau có diềm lông rất dáy, chiều dài của diềm lông gấp 1,5 lần chiều dọc cánh sau.
Sâu non màu trắng, đầu và mảng ngực màu nâu, trên lưng có đốm màu xanh, có 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng, sâu đẫy sức dài 9-11mm.

Quy trình xử lý ngài đục củ:
- Ngoài đồng ruộng: vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thực vật trên ruộng trồng khoai tây đem đốt, phát quang bờ tránh ngài đẻ trứng trên cây ký chủ.
- Trong kho: dọn sạch tàn dư các củ đã nhiễm bệnh trước đó, vệ sinh kho sạch sẽ trước khi đem củ cất giữ, bảo quản. Khi phát hiện ngài đục củ khoai tây có thể xử lý củ bằng các biện pháp sử dụng hóa chất để diệt trừ gồm:
+ Nhóm sát trùng gồm các loại thuốc sử dụng như: Fenitrothion (Sumithion 3D), Pirimiphos - Methyl (Actellic 50EC) …phun vệ sinh xung quanh kho hàng bảo quản khoai tây, có thể phun trực tiếp lên củ để phòng trừ sâu non của ngài đục củ khoai tây.
+ Nhóm thuốc xông hơi dùng trong khử trùng gồm: Phosphine
Quy trình khử trùng xông hơi bằng thuốc phosphine tương tự xử lý mọt đậu Mexico.

III. Qui trình xử lý dây tơ hồng Nam (Cuscuta australis R. Br).

Phân bố: Châu Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật (miền Nam).
Ký chủ: Cây bụi, cây thân thảo.
Đặc điểm hình thái
- Thân: Không diệp lục, bóng nhẵn, lóng dài, màu vàng có vòi hút nhựa cây chủ.
- Lá: Lá teo, dạng vảy nhỏ.
- Hoa: Nhỏ, tràng hình lục lạc, màu lục, nhị đính ở miệng tràng, bầu có 2 vòi nhụy.
- Quả: Quả nang chứa 2- 4 hạt.

Quy trình xử lý dây tơ hồng nam như sau:
- Đối với những vùng cây bị gây hại ít:
Dùng biện pháp thủ công gỡ bỏ toàn bộ cây ký sinh (tơ hồng ) và nhổ bỏ cây ký chủ (cây trồng bị hại) đã bị hại, tẩm dầu đốt. Xử lý sớm trước khi tơ hồng ra hoa.
- Đối với những vùng cây bị gây hại nặng:
Thu gom toàn bộ cây ký sinh (tơ hồng ) và cây ký chủ (cây trồng bị hại) trên các vùng đã bị hại, tẩm dầu đốt.
- Không xử dụng phân chuồng tươi, chưa được xử lý
- Trồng luân canh những cây trồng không phải là ký chủ của tơ hồng như các cây trồng lớp 1 lá mầm (họ Poaceae: lúa, ngô…) hoặc những cây trồng nước trên những vùng đã bị tơ hồng gây hại. Thời gian luân canh ít nhất là 5 năm.