Thống kê truy cập

4345427
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2763
16687
53020
4345427

Quy trình kỹ thuật canh tác cây cao su

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY CAO SU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1251/QĐ-SNN ngày 13/12/2012 V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)

 

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình áp dụng cho tất cả các vùng trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II.  ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:

- Cây cao su có tên khoa học Hevea brasiliensis thuộc họ Euphorbiaceae, nguồn gốc cây cao su được tìm thấy trong tình trạng hoang dại tại vùng châu thổ sông Amazone (Nam Mỹ) Đây là một vùng nhiệt đới, ẩm ướt, lượng mưa trên 2.000mm, nhiệt độ cao.   

1. Đặc điểm thực vật học:

- Rễ:Có 2 loại rễ là rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đổ ngã, hút dinh dưỡng và nước ở các tầng đất sâu. Rễ phát triển rất sâu, có khi trên 10m. Rễ bàng hay còn gọi là rễ hấp thu tập trung ở lớp đất mặt. Từ 80-85% số lượng rễ bàng tập trung ở lớp đất mặt 0-30cm.

- Lá: Lá kép, gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trưởng thành lá có màu xanh đậm mặt trên và màu nhạt hơn ở mặt dưới. Các lá chét có hình bầu dục, hơi dài hoặc hơi tròn. Hình dáng, kích thước, màu sắc thay đổi tùy theo giống.

- Hoa: Là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm, mọc ở đầu cành. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa đực và hoa cái. Hoa đực nhỏ hơn hoa cái, có 5 cánh đài không có cánh tràng. Mỗi hoa đực có thể sản xuất 1.000 hạt phấn. Hoa cái mọc riêng lẻ ở đầu cành, có kích thước lớn hơn hoa đực, không có cánh tràng chỉ có cánh  đài. Cấu tạo hoa cái gồm 1 bầu noãn chứa 3 tâm bì, mỗi tâm bì chứa 1 noãn.

- Quả: Quả hình tròn, hơi dẹp, có đường kính từ 3-5cm. Qủa nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 1 hạt. Vỏ ngoài quả lúc còn non có màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả già vỏ quả khô có màu nâu nhạt.

- Hạt cao su hình hơi dài hoặc hình bầu dục, có kích thước thay đổi từ 2- 3,5cm. Hạt có 2 mặt rõ rệt: mặt bụng thường phẳng, mặt lưng cong lồi lên. Bên trong hạt có phôi nhũ và cây mầm. Phôi nhũ chiếm hầu hết diện tích nhân chủ yếu là chất dự trữ, trong đó dầu chiếm 10-15% trọng lượng hạt.

2. Một số yêu cầu về ngoại cảnh:

- Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-300C và biên độ trong một ngày từ 7-8oC. Ở nhiệt độ trên 40oC cây bị khô héo, ở nhiệt độ dưới 10oC cây ngừng tăng trưởng, lá bị héo rụng và xì mủ.

- Lượng mưa:Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500-2.000mm nước/năm. Đối với các vùng có lượng mưa dưới 1.500mm thì lượng mưa cần phải phân bố đều, đất có khả năng giữ nước tốt.

- Đất đai:Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt.Tuy nhiênđể cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất mủ cao đất canh tác cây cao su. Độ pH đất: 4,5-5,5; Tầng canh tác trên 1m.

- Độ cao: Cây cao su thích hợpở vùng đất có độ caodưới 200m so mặt nước biển. Càng lên cao cây càng phát triển kém do bất lợi về nhiệt độ và gió. Ở vùng Tây nguyên có thể trồng ở độ cao 500-800m.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:

1. Giống:Hiện nay, một số loại dòng cao su vô tính đang trồng: GT1, PB235, RRIM 600, VM515, PB255, PB260, RRIC 110, RRIC 121, TR3 702, …

Chất lượng cây giống rất quan trọng và là một trong các yếu tố quyết định chất lượng vườn cây và chu kỳ sống của cây. Cây giống tốt khi trồng sẽ cho tỉ lệ sống cao, tược ghép phát triển mạnh khỏe, tầng lá to, lá xanh đậm…

Tiêu chuẩn cây giống: Tiêu chuẩn tum trần 10 tháng tuổi đường kính của tum đo cách mặt đất 10 cm từ 16 mm trở lên. Mắt ghép tốt, sống ổn định. Tum không bị tróc vỏ, không bị dập. Rễ cọc tum phải thẳng, sau khi xử lý dài ít nhất 40 cm tính từ cổ rễ.

Tiêu chuẩn bầu cắt ngọn: Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 14 mm. Mắt ghép tốt, sống ổn định, bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.

Tiêu thuẩn bầu có tầng lá: Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 12 mm. Chồi ghép có ít nhất một tầng lá ổn định, khoẻ. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc

Tiêu chuẩn tum bầu có tầng lá: Chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khoẻ. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.

2. Chuẩn bị đất: Cây cao su thích hợp vùng đất cao, thoáng không bị ngập úng. Chọn các vùng đất không bị chia cắt bởi đồi núi sông, suối để giảm chi phí đầu tư. Đất trồng cao su phải gần nguồn nước tốt cả về khối lượng và chất lượng, đất lành (sạch bệnh) cho cây cao su và cho con người.

Đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30o, cao độ dưới 700m so mặt nước biển, không ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trong độ sâu 80cm cách mặt đất.

Khai hoang, dọn sạch đất để loại bỏ các mầm bệnh chứa trong rễ cây rừng, đốt dư thừa thực vật hạn chế dịch bệnh.

Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới ba tháng. Đất có cỏ tranh phải sử dụng hóa chất diệt hết cỏ trước khi làm đất.

3. Thiết kế lô trồng:

Lô cao su: Trên đất bằng hoặc đất dốc dưới 80 lô cao su có diện tích 25ha, mỗi cạnh 500m. Trên đất dốc trên 8o, hình dáng, diện tích có thể thay đổi từ 5-7ha. Nếu lô cây nhỏ sẽ mất nhiều diện tích cho đường vận chuyển.

Thiết kế hàng: Đất dốc dưới 8o: trồng thẳng hàng theo hướng Bắc-Nam; Đất dốc từ trên 8o: thiết kế hàng theo đường đồng mức chủ đạo.

Đường vận chuyển: Có 3 loại đường sau:

Đường lô: Bao quanh các lô, đường lô rộng 4m bằng đất nện, hàng cao su cách tim đường 4m. Đường liên lô: Rộng 6m, trải đá, hàng cao su cách tim đường 5m Đường trục: Rộng 8m, trải đá chắc chắn vì đó là đường dùng cho xe tải, xe thu gom mủ từ đường trục dẫn đến nhà máy

4. Trồng và chăm sóc: Mật độ và khoảng cách trồng phổ biến đang được ứng dụng từ 476 cây/ha (3 x 7m) đến tối đa 571cây/ha (2,5m x 7m), đào hố 70 x 50 x 60 cm, để riêng lớp đất mặt, hố đào xong phải phơi ải từ 10-15 ngày để diệt các mầm bệnh và cỏ dại trong đất.

Trộn phân với lớp đất mặt (10kg phân chuồng hoai và 300gr super lân) cho mỗi hố. Để từ 7-10 ngày mới trồng, đất lấp cao hơn miệng hố từ 3-5cm, sau đó cắm lại cọc ngay giữa hố.

Thời vụ trồng: Trồng là vào đầu mùa mưa: từ tháng 6-7 dương lịch.

- Kỹ thuật trồng:

Trồng tum: Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây xung quanh hố, dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu bằng chiều dài của rễ cây tum, đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Lấp hố lại bằng phần đất vừa lấy lên, lấp từng lớp đất một và dặm kỹ để đất bám chặt vào tum. Sau cùng, dùng đất tơi xốp phủ kín cổ rễ, ngang mí dưới mắt ghép.

Trồng bầu: Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây xung quanh hố, dùng cuốc đào 1 hố có kích thước bằng bầu đất ngay giữa hố, cắt đáy bầu loại bỏ phần rễ cọc mọc ra khỏi bầu. Rọc một đường dọc trên thành bao nhựa, đặt bầu đất vào hố trồng sao cho mắt ghép còn cách mặt đất 2-3cm, ém đất xung quanh bầu.

Trồng dặm trong năm thứ nhất: Hai mươi ngày sau khi trồng, kiểm tra để trồng dặm những cây chết và cây có mắt ghép chết. Dùng bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá ổn định hoặc tum bầu trên 2 tầng lá ổn định để trồng dặm. Số lượng cây giống cần được chuẩn bị để trồng dặm so với số lượng cây trồng mới trong năm thứ nhất là 15% đối với phương pháp trồng bầu và 25% đối với phương pháp trồng tum.

Trồng dặm trong năm thứ hai: Dặm bằng bầu hoặc tum bầu có 2-3 tầng lá. Số lượng cây chuẩn bị để dặm dự kiến là 5%.

Chống xói mòn và chống úng: Vùng có độ dốc trên 8o phải có hệ thống bờ chắn để chống xói mòn.

Khoảng cách bờ: Kích thước bờ có đáy rộng 2m, mặt rộng 0,5m, cao 0,8m.

·  Độ dốc 8-10o: hai bờ cách nhau khoảng 15 hàng cao su;

·  Độ dốc 11-20o: hai bờ cách nhau khoảng 7 hàng cao su;

·  Độc dốc 21-30o: hai bờ cách nhau khoảng 6 hàng cao su.

Vùng đất dốc đã thiết kế hàng theo đường đồng mức có thể tạo mặt bằng cho từng hố trồng với kích thước 1 m x 1 m. Các năm sau trong quá trình làm cỏ hàng tạo dần đường đi nối các điểm trồng trên cùng hàng.

Thiết lập sớm thảm phủ họ đậu giữa hàng. Nếu không phải giữ thảm thực vật tự nhiên có chiều cao 15-20 cm để chống xói mòn và bảo vệ đất.

Chăm sóc cao su KTCB:

Tỉa chồi: Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để cho chồi ghép phát triển tốt.

Tỉa cành, tạo tán: Trong các năm đầu KTCB cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung.

Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3 m trở lên. Ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao phân cành từ 2,2 m trở lên. Ở vùng ít thuận lợi, vào mùa thay lá của các năm đầu phải tỉa cành có kiểm soát: Khi cắt tỉa chồi bên, duy trì 3 - 4 chồi ngang gần ngọn để hỗ trợ ngọn chính. Lưu lại cành từ độ cao 2,2 m để định hình tán. Mỗi vị trí phân cành trên thân chính chỉ giữ lại 1cành.

Làm cỏ cao su:Sau khi trồng làm cỏ theo bồn, Từ năm thứ 2 trở đi làm cỏ theo băng kết hợp hoàn thiện đường đồng mức, làm cỏ 3 lần/năm. Có thể diệt cỏ bằng hóa chất, cơ giới hoặc thủ công.

Tủ gốc:Tủ gốc với vật liệuthực vậtvào cuối mùa mưa 2 năm đầu. Trước khi tủ gốc phải phá váng lớp đất mặt quanh gốc. Tủ cách gốc 10cm, bán kính tủ 1m, dày tối thiểu 10cm, có thể tủ bằng màn phủ nông nghiệp (PE)

Bón phân: Bón phân giai đoạn KTCB.

- Lượng phân bón theo hạng đất và tuổi cây như sau:   ĐVT:kg/ha

Hạng đất

Năm tuổi

Đạm

Lân

Kali

Ure

N

super lân

P2O5

KCl

K2O

II

1

50

23

150

24

15

9

2

120

55

360

58

30

18

3-7

150

69

450

72

40

24

Cộng

920

423

2760

442

245

147

III

1

50

23

150

24

15

9

2

110

51

330

53

30

18

3

130

60

400

64

35

21

4-8

140

64

430

69

40

24

Cộng

990

455

3030

485

280

168

Thời vụ bón: Phân vô cơ được chia 2-3 lần/ năm:

Năm trồng mới bón sau trồng 1 tháng, bón lần 2 cách lần 1 từ 1-2 tháng.

Năm thứ 2 trở đi bón 2 lần vào đầu mùa mưa và trước khi dứt mưa 1 tháng

Cách bón: Khi cây còn nhỏ (1-3 tuổi) tán lá rộng đến đâu thì bón phân đến đó, bón theo hình vành nón, mỗi lần ½ vòng tròn. Xới nhẹ đất sau đó rải phân và lấp đất vùi phân. Cây kinh doanh và KTCB đã giáp tán trên hàng bón phân theo băng rộng 1-1,5m ở giữa hàng cao su.

Bón phân hữu cơ: Từ năm thứ 2 trở đi, phân hữu cơ được bón vào hố dọc theo 2 bên hàng cây theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. Lượng phân hữu cơ từ 1-2kg/cây/năm. Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.

Bón phân giai đoạn kinh doanh:

Lượng phân bón theo hạng đất, và năm cạo như sau:

ĐVT: kg/ha

 Hạng đất

Năm cạo

Đạm

Lân

Kali

Ure

N

Super lân

P2O5

KCl

K2O

I

1-10

152

70

60

400

117

70

II

174

80

68

450

133

80

III

196

90

75

500

150

90

Chung

11-20

217

100

75

500

167

100

Bón phân thời kỳ kinh doanh dựa trên kết quả chẩn đoán dinh dưỡng. Lượng phân trên bảng  là lượng phân bình quân tạm thời  để áp dụng khi chưa có kết quả chẩn đoán dinh dưỡng cụ thể cho từng vùng.

Thời vụ bón: Chia lượng phân ra bón làm 2 lần/năm.

Lần đầu bón hai phần ba số lượng phân N, K và toàn bộ phân lân vào tháng 4,5 (đầu mùa mưa) khi đất đủ ẩm, lần hai bón số lượng phân còn lại vào tháng 10.

Cách bón: Trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1 – 1,5 m giữa luồng cây. Đối với đất có độ dốc trên 15o thì bón vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất.

Bón phân hữu cơ: Đối với cao su khai thác, phân lân nung chảy và phân hữu cơ vi sinh đuợc dùng luân phiên cách nhau một năm với khối lượng như nhau; Phân hữu cơ vi sinh có đủ 3 chủng loại vi sinh vật phân giải xenlulo, phân giải lân và cố định đạm với hàm lượng P2O5 dễ tiêu> 3%.

IV. SÂU, BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

A. Sâu hại:

1. Câu cấu ăn lá (Hypomeces squamosus)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Sâu thuộc bộ cánh cứng, cánh có màu ánh kim thường sống từng cụm 3 - 4 con, núp phía dưới mặt lá, giả chết khi rơi xuống đất, bay không xa, ăn gặm lá già chừa gân lá lại. Ấu trùng ăn rễ cao su.

- Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch, hợp lý. Thường xuyên thăm vườn, phát hiện, bắt và tiêu diệt ngay nhằm làm giảm mật độ gây hại của câu cấu.

Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ câu cấu trên cây cao su. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc phòng trừ cào cào trên cây lúa: Fenitrothion (Visumit 5BR). Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

2. Sâu róm và sâu đo ăn lá (thuộc họ Noctuidae và Tortricidae)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Sâu ăn lá và chồi non cây cao su.

- Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch, hợp lý. Thường xuyên thăm vườn, phát hiện, bắt và tiêu diệt ngay nhằm làm giảm mật độ gây hại của sâu róm và sâu đo ăn lá.

3. Nhện đỏ và nhện vàng:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Xuất hiện trong mùa ra lá mới cùng lúc với bệnh rụng lá phấntrắng. Nhện thường gặp trên cây cao su ở vườn cây con và vườncây KTCB. Nhện nằm ở mặt dưới lá, lá bị nhện vàng gây hại thìcó gợn sóng, hai mép lá không đối xứng nên dễ lầm với triệuchứng thiếu kẽm (Zn), lá bị nhện đỏ hại thì hai bên mép lá co lại.

- Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh vườn nhằm hạn chế nơi cư ngụ của chúng và làm giảm mật độ gây hại. Khi xuất hiện mật độ lớn thì có thể dùng nước phun mạnh bằng máy áp lực để làm giảm mật độ.

Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ nhện trên cây cao su. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc phòng trừ nhện trên cây có múi. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

4. Sâu ăn vỏ:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Gây hại cho vỏ nguyên sinh và tái sinh làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác mủ cao su. Một số loài thường gặp là Euproctis subnotata, Hemithe brachteigutta và Acanthopsyche snelleni.

- Biện pháp phòng trừ:Thường xuyên thăm vườn, phát hiện và bắt tiêu diệt ngay nhằm làm giảm mật độ gây hại của sâu ăn vỏ.

5. Mối gây hại:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Do côn rùng có tên là Globitermes sulphureus Haviland và Coptotermes curvignathusHolmgren thuộc họ Termitidae, bộ Isoptera. Mối thường làm thành những đường bùn ướt nổi lên trên mặt đất. Mối ăn rễ làm chết cây.

- Biện pháp phòng trừ: Không lấp rác, cỏ tươi xuống hố trồng. Tủ rác giữ ẩm phải xa gốc cao su, làm cỏ không gây vết thương cổ rễ.

Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Chlorpyrifos Ethyl ( Lorsban 40EC; Virofos 20EC).

6. Sùng hại rễ cây (họ Melolonthidae)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Sùng là tên gọi chung cho ấu trùng của các loài bọ rầy cánh cứng. Ấu trùng màu trắng kem, thân cong chữ C. Sùng ăn rễ cây tươi, gây chết cây và gãy đổ.

- Biện pháp phòng trừ:  Vệ sinh tàn dư thực vật xung quanh vườn, thường xuyên thăm vườn, bắt tiêu diệt khi thấy sùng xuất hiện Không chăn thả trâu bò trong vườn cao su, tuyệt đối không dùng phân hữu cơ chưa hoai mục để bón cho vườn cao su.

Bẫy bả: Đặt bẫy trưởng thành các loại sùng bằng cách chặt cây tươi, phân chuồng tươi để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng sau đó thu bẫy đốt hoặc ngâm nước để diệt trứng và sâu non. Thời gian thích hợp nhất từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 và cuối tháng 8 đến giữa đầu tháng 10.

Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ sùng trên cây cao su. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc phòng sùng trên cây cà phê, mía. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

7. Rệp sáp (Lepidosaphes cocculi và Pinnaspis aspidistrae).

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Là côn trùng chích hút, gây hại cho lá và chồi non trên cao su KTCB 1-2 năm tuổi và vườn ươm làm cây rụng lá, sinh trưởng còi cọc. Rệp thường gây hại trong mùa khô. Ngoài cây cao su chúng còn gây hại cho cây trồng xen và cây thảm phủ.

Biện pháp phòng trừ:

- Thường xuyên thăm vườn, phát hiện kịp thời và tiêu diệt để làm giảm mật độ rệp sáp gây hại. Bảo vệ các loài thiên địch như: kiến vàng, chim, bọ ngựa, bọ rùa,... để khống chế mật độ của rệp sáp.

Hiện nay, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ rệp sáp trên cây cao su. Vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo một số loại thuốc phòng rệp sáp trên cây cà phê. Tuy nhiên trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

B. Bệnh hại:

1. Bệnh phấn trắng lá:

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại: (Oidium heveae Steinm)

Trên lá bị bệnh có nấm màu trắng ở hai mặt lá. Bệnh gây rụng lá non và hoa cao su trên mọi lứa tuổi, phổ biến khi vườn cây vào mùa thay lá. Các dòng cao su vô tính bị nhiễm bệnh nặng: VM 515, PB 235, PB 255, RRIV 4, GT 1...

- Biện pháp phòng trừ: Luân phiên sử dụng một trong các loại hoạt chất sau: Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC); Sulfur (Sulox 80WP); Sulfur + Tricyclazole (Vieteam 80WP); Hexaconazole (Anvil 5SC, Hecwin 5SC); Carbendazim (Binhnavil 50SC, Carbenzim 500FL, Nicaben 500WP)

Phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chânchim trên vườn và ngừng khi 80% lá đã già. Thực hiện phun thuốc3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày vào buổi sáng ít gió.

2. Bệnh héo đen đầu lá: (Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Bệnh phân bổ khắp các vùng trồng cao su và tập trung chủ yếu vào mùa mưa.Bệnh gây hại cho lá non và chồi non có thể dẫn đến chết chồi và chết ngọn. Bệnh gây rụng lá non dưới hai tuần tuổi, lá không rụng thì méo mó, mặt lá gồ ghề. Bệnh gây khô ngọn, khô cành từng phần hoặc chết cả cây. Các dòng vô tính nhiễm bệnh nặng: RRIM 600, GT 1, PB 260...

- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc Carbendazim (Carban 50 SC) theo liều lượng khuyến cáo. Chỉ phun trên tán lá non, chu kỳ phun 7 - 10 ngày/lần.

3. Bệnh rụng lá mùa mưa và thối trái: (Phytophthora botryosa Chee và Phytophthorapalmivora Bult)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Bệnh xảy ra trong mùa mưa, mức độ gây hại khác nhau tùy từng vùng và tửng dòng cao su vô tính vô tính.Điển hình của bệnh là trên cuống lá bị rụng có một hoặc nhiều cục mủ trắng. Bệnh gây rụng lá già và thối trái. Trái cao su nhiễm bệnh thì bị thối, không rụng. Nấm cũng gây chết tược ghép mới trồng và chết cây con ở vườn nhân, vườn ương. Bệnh cũng lây xuống mặt cạo, do đó khi vườn cây bị bệnh rụng 50% tán lá thì phải giảm nhịp độ cạo hoặc cho nghỉ cạo trong mùa rụng lá nặng.

Các dòng vô tính nhiễm bệnh nặng: RRIM 600, GT1, PR 261...

- Biện pháp phòng trừ: Chọn giống khỏe, sạch bệnh và giống không mẫn cảm với bệnh. Vệ sinh vườn, tạo độ thông thoáng và thoát nước tốt.

4. Bệnh Corynespora: (Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Bệnh xuất hiện quanh năm và mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su, gây hại cho các dòng vô tính cao su mẫn cảm.Bệnh xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với những triệu chứng khác nhau:

Trên lá: Triệu chứng đặc trưng với vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá chạy dọc theo gân lá. Vết lan rộng gây chết từng phần lá, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng cam và rụng từng lá chét một.

Trên chồi và cuống lá: Vết nứt dọc theo chồi và cuống lá dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hóa đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết chồi, chết cả cây. Trên gỗ có sọc đen, chạy dọc theo vết bệnh. Trên cuống lá có vết nứt màu đen chiều dài 0,5 - 3,0 mm.

- Biện pháp phòng trị:Sử dụng một trong các hoạt chất sau: Carbendazim + Hexaconazole (Vixazol 275 SC); Carbendazim 125g/l + Hexaconazole 30g/l (Hexado 155SC); Hexaconazole (Chevin 5SC, Hanovil 5SC, Saizole 5SC); Carbendazim (Carbenzim 500 FL, Vicarben 50SC) Chú ý phun mặt dưới lá với chu kỳ 10 - 14ngày/lần.

5. Bệnh đốm mắt chim: (Drechslera heveae (Petch) M.B. Ellis)

- Đặc điểm và triệu chứng gây hại:Bệnh thường phát sinh trên cây trồng hạt và trên cây con khi thời tiết mưa nắng bất thường. Bệnh cũng xảy ra ở vùng đất trũng, đất xấu.Vết bệnh đặc trưng như mắt chim, kích thước 1-3 mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ rệt bên ngoài. Trên lá non gây biến dạng và rụng từng lá chét một, trong khi trên lá già vết bệnh tồn tại trong suốt giai đoạn sinh trưởng của lá.

- Biện pháp phòng trị:Chọn giống ít mẫn cảm với bệnh Giữ vệ sinh và tạo độ thông thoáng cho vườn trồng.

6. Bệnh khô ngọn khô cành:

- Đặc điểm và triệu chứng:Bệnh có thể làm chết cây con và cây KTCB. Do hậu quả của các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, rụng lá mùa mưa, dẫn đến khô ngọn, khô cành và do gió bão, rét, nắng hạn, sét đánh, thiếu phân, úng nước...

- Biện pháp phòng trị: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp xử lý thích hợp như bón phân, chống rét, chống hạn. Phòng trị các bệnh trên lá kịp thời. Khi cây, cành bị bệnh thì phải cưa dưới phần bị chết 20-25cm sau đó bôi một lớp mỏng vaselin.

7. Bệnh nấm hồng: (Corticium salmonicolor Berk. & Br)

- Đặc điểm và triệu chứng gây bệnh: Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa, phổ biến trên cây 4-8 tuổi, vết bệnh thường xuất hiện trên thân và cành có vỏ đã hóa nâu. Ban đầu vết bệnh có mủ chảy và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng, lúc bệnh nặng nấm chuyển sang màu hồng. Khi cành chết, lá khô không rụng, phía dưới vết bệnh mọc ra nhiều chồi.

- Biện pháp phòng trị: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời để đưa ra biện pháp xử lý đúng lúc. Khi bệnh xuất hiện đến mức cần kiểm soát thì có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Carbendazim + Hexaconazole (Do.One  250SC, Hexado 155SC);  Eugenol  (Genol 1.2SL); Hexaconazole (Anvil 5SC, Centervin 5SC, Hecwin 5SC);  Ningnanmycin (Niclosat 2SL, 4SL, 8SL); Validamycine (Damycine 5 WP, 5SL Vanicide 5SL). Phun luân phiên các loại thuốc và theo liều lượng khuyến cáo.

8. Bệnh nứt vỏ Botryodiploidia: (Botryodiploidia theobromae Pat)

- Đặc điểm và triệu chứng gây bệnh: Bệnh gây hại vỏ hóa nâu của cao su trên ba năm tuổi. Trên vỏ hóa nâu có nhiều mụn nhỏ kích thước 1 -2 mm, sau đó các mụn này lan ra toàn bộ thân cành. Cuối cùng cả thân cành bị nứt và có màu nâu, mủ rỉ ra từ những vết nứt. Lớp biểu bì dày lên do nhiều lớp vỏ bần tạo thành. Trên thân cây bệnh đôi khi xuất hiện chồi, những cây bị nhiễm bệnh nặng hầu như sinh trưởng bị chựng lại và có trường hợp chết cả cây.

- Biện pháp phòng trị: Chọn giống khỏe, sạch bệnh, hạn chế làm xây xác vỏ cây trong quá trình chăm sóc. Tạo độ thông thoáng cho rừng trồng.

9. Bệnh loét sọc mặt cạo:(Phytophthora palmivora; Phytophthora botryosa)

- Đặc điểm và triệu chứng gây bệnh:Bệnh xảy ra phổ biến ở vùng mưa và độ ẩm cao, nhiệt độ thấp.Tác hại của bện làm xuất hiện trên vết thương mới và đường cạo mới của cây cao su khai thác trong mùa mưa.Ban đầu là những sọc đen nhỏ, thẳng đứng trên mặt cạo, các vết bệnh sẽ liên kết thành sọc lớn, vỏ thối nhũn, mủ và nước vàng rỉ ra có mùi hôi thối. Bên dưới vỏ bệnh có đệm mủ. Bệnh nặng có thể phá hủy một phần hoặc cả mặt cạo. Các dòng vô tính cao su nhiễm bệnh nặng: RRIM 600, PB 310, PB 255, PR 255...

- Biện pháp phòng trị bệnh: Chọn các dòng vô tính ít mẫn cảm với bệnh, tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt cho vườn trồng cao su.

Khi bệnh xuất hiện, sử dụng một trong các hoạt chất sau: Dimethomorph(Phytocide 50WP); Dimethomorph + Mancozeb (Acrobat MZ 90/600WP); Metalaxyl + Mancozeb (Fortazeb 72WP); Mancozeb  64 % + Metalaxyl  8 %  (Tungsin-M 72WP, Mexyl MZ – 72WP); Mancozeb 640g/kg + Metalaxyl – M 40g/kg ( Ridomil Gold 68WG, Suncolex 68WP); Mancozeb  64 % + Metalaxyl  8 % ( Mancolaxyl 72WP, Vimonyl 72WP), Metalaxy (Mataxyl 500WG).

Lưu ý: Chỉ áp dụng biện pháp phòng trị bằng thuốc khi có triệu chứng bệnh xuất hiện. Các cây bị bệnh nặng phải cho nghỉ cạo để chữa trị dứt điểm rồi mới cho cạo lại. Tuyệt đối không trộn thêm đất vào thuốc để làm màu đánh dấu.

10. Bệnh khô miệng cạo:

- Đặc điểm và triệu chứng gây bệnh:Bệnh xuất hiện trên vườn cây khai thác, chưa rõ nguyên nhân,hiện vẫn được xem là một bệnh sinh lý và chưa có biệnpháp xử lý triệt để.Cây cạo đang cho mủ bình thường, xuất hiện các đoạn khô mủ ngắn trên miệng cạo. Vết khô lan nhanh và sau đó cây bị khô mủ hoàn toàn. Có thể phân cây khô mủ thành hai loại:

Khô mủ toàn phần: Miệng cạo bị khô hoàn toàn, mặt cạo bị khô và xuất hiện các vết nứt trên vỏ cạo.

Khô mủ từng phần: Miệng cạo bị khô từng đoạn ngắn. Nếu cho cây nghỉ cạo một thời gian thì cây có thể phục hồi và cho mủ bình thường.

- Biện pháp phòng trừ:

Phòng bệnh: Cạo đúng chế độ cạo quy định, chăm sóc, bón phân đầy đủ cho vườn cây, nhất là vườn có bôi chất kích thích mủ. Khi vườn cây nhóm I, II có tỷ lệ số cây khô miệng cạo trên 6% phải điều chỉnh giảm chế độ cạo, khi trên 10% số cây khô miệng cạo phải báo lãnh đạo các cấp để có biện pháp xử lý như nghỉ cạo, chăm sóc, bón phân hoặc giảm cường độ cạo.

Trị bệnh: Khi thấy cây cạo không có mủ là dấu hiệu bị bệnh, phải nghỉ cạo. Dùng đót chích thử mủ phía dưới miệng cạo, cứ cách 5 cm chích một lỗ theo băng dọc xuống phía dưới để xác định giới hạn vùng bị khô. Từ chỗ đó cạo song song với đường cạo cũ một đường sâu tới gỗ để cách ly, chống lan rộng xuống phần vỏ phía dưới. Cho nghỉ cạo 1 - 2 tháng sau đó kiểm tra tình trạng bệnh nếu khỏi thì cạo lại với cường độ nhẹ hơn.

11. Bệnh rễ nâu: (Phellinus noxius (Corner) G. H. Cunn)

- Đặc điểm và triệu chứng gây bệnh: Cây cao su trồng trên những vùng trước đây là rừng có nhiều cây thân gỗ hay vườn cây tái canh. Nếu khai hoang, làm đất không kỹ thì có nguy cơ dễ nhiễm bệnh do nguồn nấm đã có sẵn.

Bệnh gây chết cây, biểu hiện của bệnh xuất hiện trên tán lá và rễ, cần quan sát kết hợp hai phần để có xác định chính xác nhất.

Trên tán lá: Tán lá còi cọc, lá có màu xanh hơi vàng co rút và cụp xuống. Nhiều cành nhỏ ở phần dưới tán bị rụng lá; Sau đó toàn bộ tán lá bị rụng và cây chết. Triệu chứng này điển hình cho các loại bệnh rễ.

Phần rễ: Trên rễ bệnh mọc nhiều rễ con chằng chịt, dính nhiều đất đá dày 3 -4mm và khó rửa sạch. Sau khi rửa sạch, mặt ngoài rễ có màu vàng nâu. Phần gỗ chết có những vân màu nâu đen, dễ bóp nát. Quả thể thường xuất hiện trên thân gần mặt đất. Triệu chứng trên rễ là dấu hiệu chính để xác định cây bị nhiễm bệnh.

- Biện pháp phòng trị bệnh: Khi khai hoang phải dọn sạch tàn dư thực vật để giảm nguồn lây nhiễm ban đầu.

Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh, trồng mật độ theo đúng kỹ thuật (7x3m). Tạo độ thông thoáng cho rừng trồng và thoát nước tốt để tránh lây nhiễm cho rễ của những cây chưa có bệnh.

V. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN:

Cạo mủ là cắt ngang các ống mủ nằm trong lớp vỏ cạo khiến chất dịch nằm trong ống mủ chảy tràn ra ngoài gọi là mủ cao su.

1. Mở miệng cạo: Là triển khai công tác cạo lần đầu tiên trên cây cao su vừa hết giai đoạn KTCB. Chỉ mở miệng cao khi cây có vành thân đo ở chiều cao 1m cách mặt đất đạt 50cm và 1 vườn cây chỉ được mở cạo khi có tối thiểu 50% số cây đạt tiêu chuẩn vòng thân theo quy định.

Hằng năm mở miệng cạo cây 2 lần: Lần đầu vào tháng 4-5, lần 2 vào tháng 10. Tránh mở vào mùa mưa vì bệnh loát sọc miệng cạo tấn công.

1.1. Trang bị vật tư cho cây cạo: Kiềng, máng, chén, máng chắn nước mưa.

Kiềng buộc cách miệng tiền 35 cm cho cả 2 miệng cạo ngửa và cạo úp có kiểm soát, các vườn cây nhóm I, nhóm II không được đóng kiềng vào thân cây cao su. Buộc kiềng bằng dây lò xo thép f = 0,8 mm hoặc bằng dây nylon.

Máng đóng dưới miệng tiền 10 cm đối với cạo ngửa và 15 cm đối với cạo úp có kiểm soát, sâu cách gỗ 2 mm, độ dốc của máng so với trục ngang là 300

Chén hứng mủ bằng đất nung có tráng lớp men sứ hoặc bằng chén nhựa mặt trong láng, dung tích từ 500ml-1.000ml.

1.2. Thiết kế miệng cạo:

1.2.1. Chiều cao miệng cạo: Mở miệng tiền cách mặt đất 1,3 m. Cạo miệng ngửa liên tục sáu năm ở mặt cạo vỏ nguyên sinh B0-1, sau đó chuyển miệng cạo sang mặt cạo vỏ nguyên sinh B0-2, cũng cạo ở độ cao 1,3 m cách mặt đất.

Cạo úp có kiểm soát khi vị trí miệng tiền nằm trong khoảng từ 1,3 m đến 2,0 m cách mặt đất.

1.2.2. Độ dốc miệng cạo: Đối với miệng cạo ngửa: Quy định độ dốc miệng cạo từ 300 – 340 so với trục ngang tùy nhóm cây khai thác.

Đối với miệng cạo úp: Quy định độ dốc miệng cạo là 450.

1.2.3. Dụng cụ để thiết kế miệng cạo: Rập chữ U. Thước cây 150cm có đánh dấu vị trí miệng tiền, vị trí cắm máng, vị trí treo kiềng. Dây có 3 gút (100 cm) để chia thân cây ra làm hai hoặc bốn phần bằng nhau. Rập (cờ) có cán để bảo đảm độ dốc. Thước đánh dấu hao dăm hàng tháng. Móc rạch. Thước, rập của 2 miệng cạo ngửa và úp được đánh dấu và thiết kế khác nhau.

1.2.4. Cách thiết kế:

- Miệng cạo ngửa: Dùng rập chữ U đánh dấu cây đủ tiêu chuẩn cạo. Miệng tiền được mở cùng một phía trong lô và hướng ra giữa hàng để dễ quan sát. Đặt thước cây để rạch ranh tiền, đánh dấu vị trí miệng tiền, vị trí cắm máng hứng mủ và vị trí treo kiềng. Dùng dây có ba gút để chia thân cây cao su làm hai phần bằng nhau.

Xác định ranh hậu bằng một đường rạch dọc theo thân cây. Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đường rạch chuẩn hao dăm hàng quý.

Dùng thước đánh dấu hao dăm hàng tháng, vạch dấu chuẩn ở ranh tiền và ranh hậu. Khơi mương tiền dài 10 - 11 cm, sâu đến lớp da cát mịn (kiểu đầu voi, đuôi chuột), mương tiền phải thẳng góc so với mặt đất.

-Miệng cạo úp: Trong cùng một lô, miệng tiền cũng phải được thiết kế đồng loạt theo một phía thống nhất.

Đặt thước cây và móc để rạch ranh tiền từ vị trí 1,3 m cách đất thẳng lên phía trên. Dùng dây có ba gút để chia thân cây cao su làm hai phần (cho miệng cạo 1/2S) hoặc bốn phần (cho miệng cạo 1/4S) bằng nhau.

Xác định ranh hậu bằng một đường rạch dọc theo thân cây. Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn. Lưu ý độ dốc của miệng cạo úp phải là 450 ngay từ khi mở cạo. Khơi mương tiền từ miệng tiền đến vị trí cắm máng (dài 15cm), sâu đến lớp da cát mịn (kiểu đầu voi, đuôi chuột), mương

tiền phải thẳng góc so với mặt đất.

1.3. Mở miệng cạo:

1.3.1. Miệng ngửa: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng 3 nhát dao:

- Nhát 1: Cạo chuẩn.

- Nhát 2: Vạt nêm.

- Nhát 3: Hoàn chỉnh miệng cạo, cạo ép má dao từ từ đến độ sâu cạo quy định, tránh cạo phạm khi mở miệng cạo.

1.3.2. Miệng úp: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng theo hướng cạo lên 3 nhát dao tương tự như cách cạo ngửa, độ sâu cạo phải dần dần tăng lên cho đến khi cách tượng tầng vào khoảng 1,0 – 1,3 mm.

2. Khai thác mủ:

- Thời vụ cạo mủ: Người ta tiến hành cạo mủ khi cây có tán lá ổn định.

Hàng năm cây cao su rụng lá sinh lý sớm hay muộn tùy theo dòng vô tính, nền đất trồng, vùng tiểu khí hậu. Vì vậy, vườn cây nào rụng lá trước thì cho nghỉ trước. Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim.

- Độ sâu cạo mủ: Cạo cách tượng tầng 1,0-1,3mm đối với cả hai miệng ngửa và úp. Tránh cạo cạn (cạo cách tượng tầng trên 1,3mm), cạo sát (cạo cách tượng tầng dưới 1mm), cạo phạm (cạo chạm gỗ).

- Mức độ hao dăm, hao vỏ cạo-Đánh dấu hao dăm: Đối với miệng cạo ngửa, hao dăm 1,1 - 1,5 mm/lần cạo. Hao vỏ cạo tối đa 16 cm/năm đối với nhịp độ cạo d/3; 20 cm/năm đối với nhịp độ cạo d/2.

Đối với miệng cạo úp có kiểm soát, hao dăm không quá 2 mm/lần cạo. Hao vỏ tối đa 3 cm/tháng.

Đối với miệng cạo úp ngoài tầm kiểm soát, hao dăm không quá 3 mm/lần cạo. Hao vỏ tối đa 4,5 cm/tháng.

- Giờ cạo mủ - trút mủ - giao nhận mủ:

Giờ cạo mủ: Buồi sáng bắt đầu cạo mủ khi nhìn thấy rõ đường cạo. Mùa mưa, chờ vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo.

Giờ trút mủ: Thời gian chờ trút mủ tùy thuộc vào thời tiết. Những ngày trời chuyển mưa có thể trút sớm hơn, mủ trút xong được đưa ngay về trạm nhận mủ.

Giao nhận mủ: Khi đổ mủ nước từ thùng trút sang thùng chứa phải dùng rây lọc mủ với kích thước lỗ 5mm. Khi đổ mủ nước từ thùng chứa vào bồn của xe mủ phải có lưới lọc với kích thước lỗ 3mm. Cứ mỗi 50-100ha lập một trạm giao nhận mủ, có mái che, giàn để mủ tạp và bể nước để tráng rửa thùng.

- Dụng cụ cạo mủ trang bị cho công nhân: Công nhân cạo được trang bị 2 dao cạo mủ, 1 giỏ đựng mủ tạp, 1 thùng trút 10 lít hoặc 15 lít, 1-4 thùng chứa 25 lít hoặc 35 lít, 1 rây lọc mủ, 1 vét mủ, 1 nạo vỏ, 1 đòn gánh, 2 móc

Các dụng cụ cạo mủ phải thật sạch sẽ, dao cạo phải có chất lượng tốt, được mài bén thường xuyên, chất lượng sử dụng tốt.

3. Các sản phẩm mủ cao su:

Mủ nước: Đó là chất lỏng hơi dính màu trắng đục như sữa. Hàm lượng cao su khô trong mủ nước gọi tắt là DRC. Hàm lượng DRC thay đổi theo cách khai thác. Chất lượng mủ nước tại vườn cây có ảnh hưởng rất lớn cao su sơ chế vì vậy cần bảo quản mủ nước không bị lẫn tạp chất bụi, đất, cát, không bị đông cục bộ…

Mủ tạp: Là loại mủ khi thu hoạch đã ở trạng thái đông đặc tự nhiên ngoài lô cây như mủ đông tại chén, tại miệng vết cạo, hoặc trên vỏ cây.

Các loại mủ tạp thường bẩn, chất lượng thường kém vì thế cần làm giảm tỉ lệ mủ tạp bằng cách:  Trút mủ đúng giờ, không trút quá sớm; Đảm bảo trút hết các cây đã cạo, không bỏ sót; Vét sạch chén mủ; Tránh làm rơi vãi mủ khi trút và vận chuyển đến điểm thu mủ tại lô cây

Attachments:
FileDescriptionCreatorFile sizeCreatedLast modified
Download this file (Quy_trinh_ky_thuat_canh_tac_cay_cao_su.doc)Quy_trinh_ky_thuat_canh_tac_cay_cao_su.doc 152 kB2013-07-30 16:422013-07-30 16:42