Thống kê truy cập

4237238
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2585
13914
36205
4237238

Đánh giá chất lượng dâu tây Đà Lạt năm 2013

 Tại Đà Lạt, mùa thu hoạch dâu tây chính từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Trong vài năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác dâu tây như trồng nhiều giống mới, cây sạch bệnh, trồng trong nhà có mái che, cung cấp nước, phân bón qua hệ thống tưới nhỏ giọt…đã làm tăng năng suất dâu tây và trồng được quanh năm. Tuy nhiên, việc trồng quanh năm chỉ hạn chế trong nhà có mái che (diện tích này còn ít so với nhu cầu hiện nay). Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác dâu tây đã góp phần nâng cao chất lượng dâu tây ngày một tốt hơn.

1. Cơ cấu giống:

Hiện nay tại Đà Lạt, các giống dâu tây khá phong phú, như: Mỹ đá, Mỹ hương, Newzealand, giống Pháp, Langbiang 2, giống Đài Loan, giống Nhật. Dâu tây chủ yếu nhân giống vô tính theo hai phương pháp sau:

- Nuôi cấy mô: Cây con có độ đồng đều cao, sạch bệnh, khả năng nhân giống nhanh.

- Tách từ ngó cây mẹ: Dễ làm, chủ động được nguồn giống nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con có chất lượng kém, độ đồng đều thấp, giống bị thoái hóa nhanh, khả năng nhân giống ít, sức sinh trưởng kém hơn so với cây cấy mô (cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống).

Hiện có khoảng 80% cây giống được sản xuất từ cấy mô và 20% từ cây ngó.

2. Diện tích sản xuất:

Diện tích trồng dâu tây tại Lâm Đồng năm 2013 là 113 ha. Hiện nay, diện tích đã tăng lên 117 ha, trong đó Đà Lạt 87 ha, Lạc Dương 30 ha. Tại Đà Lạt dâu tây trồng ở các khu vực phường 4, 6, 7, 8, 9,11 và xã Xuân Thọ. Trong đó phường 7 là khu vực trồng chủ yếu với 40 ha. Tại Lạc Dương dâu tây trồng tại thị trấn Lạc Dương 27 ha, Đạ Nghịt 2 ha, Đạ Sar 0,7 ha, Đạ Nhim 0,3 ha.

Diện tích canh tác theo công nghệ cao đang dần được áp dụng với diện tích 13 ha (Đà Lạt 10,3ha, Lạc Dương 2,7ha), còn lại đa số nông dân canh tác dâu tây ngoài trời.

Bảng 1:  Diện tích và địa điểm trồng của từng giống

STT

Tên giống

Tỷ lệ trồng (%)

Diện tích

(ha)

Địa điểm

1

Mỹ Lai

55,6

65

Hầu hết diện tích trồng dâu tây

2

Mỹ đá

3,4

4

Phường 7, 8 - Đà Lạt

3

Mỹ thơm

20,6

24,1

Phường 6, 7 - Đà Lạt

4

Langbiang 2

7,3

8,5

TT Lạc Dương, TTNC cây khoai tây, phường 12 - Đà Lạt

5

 Đài Loan

4,9

5,7

Phường 9, 11, Xuân Thọ - Đà Lạt

6

 Newzeland

5,6

6,6

Phường 7 - Đà Lạt

7

 Pháp (mara de bois)

1,7

2

Phường 7, 8 - Đà Lạt, Đạ Nghịt

8

 Nhật (akihime)

0,9

1,1

Phường 4, 7, 11 - Đà Lạt.

Tổng

100

117

 

Đối với canh tác ngoài trời, giống dâu chủ yếu là Mỹ Lai, Mỹ Đá, LangBiang 2. Do giống Mỹ Đá bị thay thế mạnh bởi giống Mỹ Lai nên giống Mỹ Lai chiếm ưu thế 62,5% diện tích dâu tây ngoài trời.

3. Công tác quản lý dư lượng thuốc BVTV trên dâu tây:

Công tác quản lý dư lượng thuốc BVTV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chi cục BVTV. Đối với công tác quản lý dư lượng thuốc BVTV trên dâu tây, từ năm 2009 đến nay, định kỳ hàng tháng Chi cục đã triển khai lấy mẫu tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dâu tây để phân tích dư lượng thuốc BVTV. Chi cục tập trung phân tích phát hiện 2 nhóm thuốc lân hữu cơ và carbamate. Từ kết quả phân tích, Chi cục BVTV có những khuyến cáo cho nông dân sử dụng thuốc BVTV hợp lý, tuân thủ đúng thời gian cách ly của thuốc để sản phẩm có dư lượng thuốc trong ngưỡng an toàn.

Bảng 2: Kết quả phân tích định tính dư lượng thuốc BVTV từ 2009 - 2013

STT

Năm

Tổng số mẫu

Kết quả

An toàn

Không an toàn

Số mẫu

Tỷ lệ %

Số mẫu

Tỷ lệ %

1

2009

231

213

92,21

18

7,79

2

2010

90

81

90,00

9

10,00

3

2011

150

138

92,00

12

8,00

4

2012

300

275

91,67

25

8,33

5

2013

350

333

95,14

17

4,86

6

Quý I/2014

28

28

100

0

0

Hiện nay, nông dân canh tác dâu tây chủ yếu ngoài trời nên việc kiểm soát dịch hại trên cây dâu tây trong mùa mưa còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV thuộc hai nhóm lân hữu cơ và carbamate theo nhóm sản phẩm năm 2013 được thể hiện tại bảng 2 cho thấy sản phẩm dâu tây có tỷ lệ mẫu có dư lượng vượt giới hạn an toàn giảm từ 8,33% của năm 2012 xuống còn 4,86% (với 17/350 mẫu). So với các năm trước, năm 2013, tỷ lệ mẫu dâu tây có dư lượng thuốc BVTV thuộc hai nhóm lân hữu cơ và carbamate thấp nhất, đặc biệt trong quý I/2014, không có tỷ lệ mẫu dâu tây có có dư lượng vượt ngưỡng, đây là một chuyển biến tích cực đáng ghi nhận của nông dân vùng trồng dâu tây tại thành phố Đà Lạt.

Như vậy, có thể nói, việc tác động bằng nhiều hình thức của các cơ quan chuyên môn BVTV đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất dâu tây nói riêng đã làm cho nhận thức của nông dân ngày càng có ý thức hơn trong việc sử dụng thuốc BVTV và được thể hiện rõ trong kết quả phân tích mẫu trong năm 2013. Điều này cho thấy chất lượng dâu tây trong năm 2013 tương đối an toàn.

                                                                                                  

                                                                                                       Lê Thị Thanh Nga

Các tin khác