Thống kê truy cập

4324738
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
115
2119
32331
4324738

Điểm nổi bật trong sản xuất dâu tây ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng 5 tháng đầu năm 2016

Hiện nay, diện tích canh tác dâu tây trên địa bàn tỉnh 132 ha, năng suất 92,3 tạ/ha/năm, sản lượng 1.218 tấn/năm, trong đó 15,09 ha sản xuất ứng dụng công nghệ cao (sản lượng 226,5 tấn/năm) chiếm 11,4 % diện tích trồng dâu tây trên địa bàn tỉnh, đây là loại hình sản xuất đang có xu hướng phát triển và mở rộng, phù hợp để Lâm Đồng phát triển loại cây đặc sản này.

 

STT

Loại hình sản xuất

Diện tích (ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

Giống

Giá bán

(VNĐ)

Ghi chú

1

Nông nghiệp CNC

15,09

145

226,5

Newzealand, Nhật, Pháp

200.000 – 400.000

5,05ha CN VietGAP

2

Truyền thống

116,91

85

991,5

Mỹ đá, Mỹ Hương, Pháp

20.000-70.000

 

Tổng cộng

132

 

1.218

 

 

 

 

Tại Đà Lạt và vùng phụ cận mùa thu hoạch dâu tây chính từ tháng 12 đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Trong vài năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác dâu tây như trồng nhiều giống mới, cây sạch bệnh, trồng trong nhà có mái che, cung cấp nước, phân bón qua hệ thống tưới nhỏ giọt…đã làm tăng năng suất, chất lượng dâu tây cải thiện rõ rệt và thu hoạch đều trong năm.

Hiện nay trong canh tác dâu tây ứng dụng công nghệ cao, một số đối tượng dịch hại xuất hiện như nhện đỏ, bọ trĩ,…nhưng mức độ không đáng kể. Việc áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý dịch hại như xử lý giá thể trước khi trồng, sử dụng cây giống invitro sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, tưới nước, dinh dưỡng tự động,… giúp hạn chế áp lực dịch hại. Khi cần thiết chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV thuộc nhóm độc IV, thuốc có nguồn gốc sinh học, có độ độc thấp và thời gian cách ly ngắn (đăng ký sử dụng trên cây rau, dâu tây). Đặc biệt sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng luôn được xem là tiêu chí hàng đầu để tăng cường hiệu quả phòng trừ dịch hại cho dâu tây, tạo sản phẩm an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Việc kiểm soát dư lượng thuốc BVTV của sản phẩm được doanh nghiệp quản lý chặt chẽ trước khi bán ra thị trường nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trong thời gian 5 tháng đầu năm 2016, chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra việc sử dụng thuốc

BVTV để phòng trừ dịch hại tại 17 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dâu tây 10,82 ha/15,09 ha (chiếm 71,7 % tổng diện tích trồng dâu tây CNC; 8,2% diện tích trồng dâu tây trên địa bàn tỉnh). Thông qua công tác thanh, kiểm tra, Chi cục BVTV kịp thời nhắc nhở những vi phạm trong sử dụng thuốc để giúp các cơ sở sản xuất dâu tây ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm.

Định kỳ hàng tháng, Chi cục BVTV triển khai lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc BVTV (phân tích định tính 2 nhóm thuốc lân hữu cơ và carbamte với bộ dụng cụ GT - Testkit của Thái Lan). Từ kết quả phân tích, chi cục BVTV khuyến cáo các cơ sở sử dụng thuốc BVTV hợp lý, tuân thủ đúng thời gian cách ly để sản phẩm đạt an toàn về dư lượng thuốc BVTV. Trong 5 tháng đầu năm, Chi cục BVTV đã kiểm tra, lấy mẫu phân tích 40 mẫu, kết quả phân tích đều an toàn.

Có thể nói, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dâu tây đã giúp các doanh nghiệp, cơ sở chủ động áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát dịch hại tốt tạo ra sản phẩm dâu tây đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, năng suất dâu tây tăng gấp 2 lần so với sản xuất truyền thống, đáp ứng 18,6 % sản lượng, tăng giá trị sản phẩm từ 5 - 10 lần so với sản phẩm dâu tây sản xuất truyền thống, đây là điểm khác biệt của sản xuất dâu tây ứng dụng công nghệ cao so với sản xuất dâu tây truyền thống, dâu tây có thể hái ăn ngay tại vườn mà không cần lo lắng đến dư lượng thuốc BVTV. Loại hình sản xuất này từng bước gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với du lịch canh nông tại địa phương.  Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương tiếp tục phát triển và mở rộng sản xuất dâu tây ứng dụng công nghệ cao, chuyển dần diện tích canh tác truyền thống sang canh tác ứng dụng công nghệ cao, phù hợp chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt, BVTV nhằm gia tăng giá trị dâu tây Đà Lạt.

Một số hình ảnh sản xuất dâu tây ứng dụng công nghệ cao:

Xử lý giá thể trước khi trồng

Giống dâu Nhật trồng trên giá thể trong nhà kính

Phân loại dâu tây tại công ty TNHH KBIL VINA

       

Sản phẩm dâu tây của Vườn dâu Mai Cúc       Sản phẩm dâu tây của Vườn dâu Tùng Nguyên

       

Sản phẩm dâu tây của Công ty Biofresh       Sản phẩm dâu tây của Công ty TNHH Kiraku

                                                                                             Nguyễn Thị Thanh Hà

 

Các tin khác