Thống kê truy cập

3553787
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2257
32475
93432
3553787

Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/02/2024 – 03/3/2024

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT LÂM ĐỒNG

CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

            Số: 24/BC-TTBVTV

Lâm Đồng, ngày 28 tháng 02 năm 2024

 

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG
Tuần 09 (Từ ngày 26/02/2024 - 03/3/2024)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG 

1. Thời gian

Tuần qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ngày nắng, chiều và đêm không mưa, đêm và sáng sớm có sương mù nhẹ; nhiệt độ trung bình 17 – 26,50C, cao nhất 32 – 35,50C, thấp nhất 12 – 160C; độ ẩm không khí 69 – 76%, tổng số giờ nắng 44 – 53h.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa

Vụ

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Vụ Đông Xuân

Mạ

1.670,5

Đẻ nhánh

2.905

Đòng – Trỗ

4.368

Ngậm sữa - chín

1.370

Thu hoạch

600

Tổng

10.913,5

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Cây ngô

(Vụ Đông Xuân)

Cây con – PTTL – Trỗ cờ

1.873

Tổng

1.873

Cây cà phê

Ra hoa – đậu quả

175.708

Cây điều

Ra hoa – Thu hoạch

20.522

Cây tiêu

Nuôi trái

2.012,7

Dâu tằm

Chăm sóc – thu hoạch

10.251,7

Cây chè

Chăm sóc – thu hoạch

11.078,1

Cây sầu riêng

Ra hoa

20.363,5

Cây cà chua

Trồng – thu hoạch

786

Rau họ thập tự

Trồng – thu hoạch

2.640

Hoa cúc

Trồng – thu hoạch

1.360

II. Nhận xét tình hình SVGH trong kỳ

1. Cây lúa:

- Bọ trĩ gây hại 17ha tại Đạ Tẻh (giảm 4ha so với kỳ trước), TLH 10 – 12%.

- Bệnh đạo ôn lá ít biến động so với kỳ trước, gây hại 14ha tại Lạc Dương, TLH 7,5-8,2%.

- Các đối tượng khác như rầy nâu, bệnh đạo ôn cổ bông, ngộ độc phèn… gây hại nhẹ rải rác.

2. Cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại 30,8ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Tẻh (tăng 5ha so với kỳ trước), mật độ 2,5 – 8 con/m2.

3. Cây cà phê:

- Bọ xít muỗi gây hại 1.772ha cà phê chè tại Lạc Dương, Đà Lạt (giảm 90ha so với kỳ trước), TLH 15 – 24,7%.

- Bệnh rỉ sắt gây hại nhẹ 4.178,3ha tại Lạc Dương, Đam Rông, Bảo Lâm, TP Đà Lạt, Bảo Lộc, Lâm Hà (tăng 37,8ha so với kỳ trước), TLH 20 – 22,6%.

- Bệnh khô cành gây hại 3.647,5ha tại hầu hết các huyện trồng cà phê (tăng 158,5ha so với kỳ trước), TLH 18 – 25%.

- Mọt đục cành, rệp các loại, bệnh nấm hồng, vàng lá … chủ yếu gây hại nhẹ.

4. Cây chè:

- Bọ xít muỗi gây hại 2.890ha tại Bảo Lâm, Bảo Lộc (tăng 60ha so với kỳ trước), TLH 5 – 20,1%.

- Bệnh thối búp gây hại 345ha tại Bảo Lâm, Bảo Lộc (giảm 85ha so với kỳ trước), TLH 5 – 5,1%.

- Các đối tượng: rầy xanh, bọ cánh tơ, … chủ yếu gây hại ở mức nhẹ.

5. Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư tăng nhẹ trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên (18ha nhiễm nặng cục bộ tại xã Quảng Trị, Quốc Oai, An Nhơn huyện Đạ Tẻh. Bệnh gây hại chủ yếu ở các vườn điều nằm trên đồi cao, địa hình đi lại khó khăn, nông dân không quan tâm đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại). Cụ thể:

- Bọ xít muỗi gây hại 3.594,3ha tại 3 huyện phía Nam (giảm 114,5ha so với kỳ trước), TLH 7 – 19,2%.

- Bệnh thán thư gây hại 3.904,5ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông (18ha nhiễm nặng), tăng 43,1ha so với kỳ trước, TLH 7,2 – 35%.

6. Cây dâu tằmTuyến trùng gây hại 499,5ha tại Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên (85ha nhiễm nặng), giảm 7,1ha so với kỳ trước, TLH 11,1 – 20%.

7. Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ gây hại 2.737,7ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai (612,9ha nhiễm nặng), giảm 204,3ha so với kỳ trước, TLH 16 – 40%.

8. Cây rauhoa:

Cà chua:

Bệnh xoăn lá virus gây hại 62,9ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (tăng 5,9ha so với kỳ trước), TLH 7,2 – 23,3%.

- Bệnh mốc sương biến động nhẹ so với kỳ trước, gây hại 20ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, TLH 6,3 – 16,7%.

Rau họ thập tự:

- Sâu tơ biến động nhẹ so với kỳ trước, gây hại 507,4ha tại Lạc Dương, Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng, mật độ từ 6 – 22con/m2.

- Bệnh sưng rễ gây hại 242ha tại Lạc Dương, Đức Trọng, Đơn Dương, Đà Lạt (tăng 5,7ha so với kỳ trước), TLH 4 – 10%.

Hoa cúcBệnh sọc thân virus ít biến động so với kỳ trước, gây hại 13ha tại Đà Lạt, TLH 6,9 – 8,6%.  

9. Cây trồng khácCây cao su, chanh leo, cà rốt, dâu tây, hoa hồng,… sâu bệnh chủ yếu gây hại nhẹ.

III. Dự báo SVGH và đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ

1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

- Cây lúa: Chú ý phòng trừ bọ trĩ, rầy nâu, bệnh đạo ôn, ngộ độc phèn gây hại lúa Đông Xuân.

- Cây cà phê: Cà phê đang thời kỳ ra hoa đậu quả, chú ý phòng trừ rệp sáp, mọt đục cành, bệnh rỉ sắt, vàng lá, khô cành, đốm mắt cua và bọ xít muỗi hại cà phê chè.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư có khả năng tiếp tục gây hại mạnh.

- Cây sầu riêng: Bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ, mọt đục thân, cành, nhện đỏ tiếp tục gây hại trên sầu riêng giai đoạn ra hoa tại huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh.

- Cây rau: Chú ý phòng trừ ruồi đục lá, bọ phấn, bệnh mốc sương, xoăn lá virus, đốm đen gây hại trên rau họ cà; trên rau họ thập tự chú ý sâu tơ, bọ nhảy, bệnh cháy lá, sưng rễ.

 - Cây hoa: Bệnh rỉ sắt, virus sọc thân, ruồi hại lá gây hại rải rác trên hoa cúc; trên hoa hồng chú ý nhện đỏ, bệnh đốm đen, phấn trắng.

- Dâu tằm: Bệnh tuyến trùng tiếp tục gây hại tại 3 huyện phía Nam.

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh. Đề nghị TTNN các huyện, thành phố hướng dẫn bà con nông dân thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:

2.1. Cây lúa

Hướng dẫn nông dân thực hiện tốt biện pháp vệ sinh đồng ruộng, cày vùi gốc rạ, diêt chuột, thu lượm OBV trước khi xuống giống vụ Đông Xuân, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chăm sóc, bón phân cân đối để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt tăng khả năng chống chịu sâu bệnh.

TTNN huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bọ trĩ, rầy nâu, ngộ độc phèn.

TTNN huyện Lạc Dương hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn lá.

Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất và phòng trừ dịch hại vụ Đông Xuân theo văn bản số 2584/SNN-TTBVTV ngày 17/10/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng.

2.2. Cây sầu riêng

     Phòng trừ triệt để bệnh vàng lá thối rễ, xì mủ, đặc biệt các vườn sầu riêng nhiễm bệnh nặng. Đối với các diện tích nhiễm bệnh khuyến cáo người dân ngưng sử dụng phân bón vô cơ, cắt tỉa các cành bị hại nặng, bôi keo liền sẹo, khơi thông các bồn rãnh thoát nước tránh đọng nước trên vườn và xung quanh gốc cây. Bổ sung phân hữu cơ hoai mục kết hợp Trichoderma sp, Paecilomyces sp, nấm cộng sinh Rhizomyx để cải tạo đất trồng, phục hồi bộ rễ. Kết hợp cạo và quét thuốc, tưới gốc và phun lên thân lá từ 2-3 lần cách nhau 10-15 ngày tùy áp lực của bệnh và điều kiện thời tiết hoặc tiêm trực tiếp vào thân cây (áp dụng đối với thân có đường kính 15cm trở lên, tiêm 3 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày) bằng các thuốc: Agrifos400, Mataxyl 500WP, Aliette 800WG, Ridomil Gold 68WG,

     TTNN huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh tuyên truyền, hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh xì mủ sầu riêng (Phytophthora) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng ban hành theo văn bản số 740/TTBVTV-BVTV ngày 20/10/2023.

2.3. Cây cà phê

Hướng dẫn nông dân chủ động áp dụng các biện pháp tỉa cành, tạo tán, vệ sinh vườn, phát dọn cỏ dại, bón phân đầy đủ kịp thời để cây cà phê ra hoa đậu quả đồng loạt. Ngoài ra, chú ý theo dõi phòng trừ bọ xít muỗi hại cà phê chè và các đối tượng rệp sáp, mọt đục cành, vàng lá, khô cành, rỉ sắt.

2.4. Rau, hoa

Thời tiết đã chuyển sang mùa khô, nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp. Tập trung khuyến cáo bà con nông dân tăng cường chăm sóc, tưới nước, bón phân cân đối để tăng sức chống chịu cho cây trồng. Ngoài ra chủ động áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để phòng trừ các đối tượng: sâu tơ, bọ nhảy, bệnh sưng rễ, cháy lá/rau họ thập tự; ruồi đục lá, bọ phấn, bệnh xoăn lá virus, mốc sương, đốm lá/cây rau họ cà; nhện đỏ, bọ trĩ/hoa cúc, hoa hồng.

2.5. Dâu tằm

Các địa phương cần chủ động theo dõi, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phòng trừ tuyến trùng theo văn bản số 549/TTBVTV-BVTV ngày 11/8/2023 của Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng về việc bổ sung quy trình tạm thời phòng trừ tổng hợp tuyến trùng hại dâu tằm. Có thể sử dụng các loại thuốc BVTV như: Tiêu tuyến trùng 18EC, Sincocin 0.56SL+ Agrispon 0.56SL, Tervigo 020SC, Stop 5SL, phòng trừ ở thời điểm ngay sau khi kết thúc các đợt thu hoạch lá để không ảnh hưởng đến tằm. Ngoài ra chú ý theo dõi phòng trừ bệnh rỉ sắt, phấn trắng, rầy rệp.

2.6 Cây điều

Hiện nay bọ xít muỗi, bệnh thán thư đang gây hại mạnh cục bộ trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. Cần tập trung tuyền truyền hướng dẫn nông dân thăm đồng thường xuyên chủ động phòng chống theo quy trình phòng trừ tổng hợp bọ xít muỗi, bệnh thán thư hại điều đã được Cục BVTV ban hành. Đối với bọ xít muỗi sử dụng các hoạt chất Citrus oil (MAP Green 6SL…), Alpha-cypermethrin (Alfathrin 5EC, FM-Tox 25EC, Motox 5EC…); Cypermethrin (Wamtox 100EC, Tungrin 25EC, Sherbush 5EC, 10EC…); Permethrin (Peran 50EC, Permecide 50EC…). Đối với bệnh thán thư sử dụng hoạt chất Citrus oil (MAP Green 6SL…), Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 46.1 WG...), Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG…), Copper Oxychloride + Kasugamycin (New Kasuran 16.6WP…), Hexaconazole (Tungvil 5SC, 10SC…)./.

Nơi nhận:

- Trung tâm BVTV miền Trung;

- TTNN các huyện, thành phố;                    

- Lãnh đạo Chi cục TT&BVTV (B/c);

- Lưu: VT (Nhung)

KT. CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 

 

 

Trần Quang Duy

Attachments:
FileDescriptionCreatorFile sizeCreatedLast modified
Download this file (SVH tuan 9.pdf)SVH tuan 9.pdf ttbvtv249 kB2024-03-01 15:172024-03-01 15:17

Các tin khác