TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Được viết: 03-12-2021 14:08
Theo số liệu tổng hợp của các địa phương tính đến ngày 16/11/2021 diện tích cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 6.904 ha, trong đó diện tích thu hoạch 1.773,8 ha, năng suất bình quân ước đạt 24,3 tạ/ha, sản lượng 3.947 tấn.
Diện tích mắc ca trồng bằng cây giống ghép khoảng 6.171,1 ha (chiếm 89,4%) và trồng bằng cây giống thực sinh 732,9 ha (chiếm 10,6%). Các dòng sản xuất chủ yếu là OC (chiếm 16,61%), 246 (chiếm 13,29%), 849 (chiếm 12,6%), QN1 (chiếm 11,15%), 816 (chiếm 9,31%), 800 (chiếm 6,65%), 695 (chiếm 5,74%), 788 (chiếm 3,78%), 842 (chiếm 3,37%), 900 (chiếm 2,46%), Daddow (chiếm 1,73%), giống khác (chiếm 13,3%).
Toàn tỉnh hiện có 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống mắc ca, với số lượng 877.000 cây/năm, trong đó 03 cơ sở tự công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng cây giống trước khi xuất vườn đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng thông báo tiếp nhận với tổng số 710.000 cây giống ghép/năm; có 08 cơ sở kinh doanh cây giống và 03 cơ sở chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống, với số lượng 167.000 cây; có 03 vườn cây đầu dòng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng công nhận vườn cây mắc ca đầu dòng cho Công ty TNHH Him Lam Mắc ca, với diện tích 115.341 m2, số lượng vật liệu khai thác 804.800 mầm chồi/năm cho các dòng OC; 246; 695; 741; 800; 816; 849, QN1, A4, A38 và Daddow; cơ bản đã cung ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; diện tích trồng mới năm 2021 là 1.990,5 ha, với số lượng cây giống các cơ sở sản xuất, kinh doanh là 710.000 cây giống ghép/năm cung ứng kịp thời nhu cầu phục vụ sản xuất cho người dân trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh, đáp ứng diện tích trồng mới từ 2.840 – 3.400 ha./.
Hoàng Hữu Chiến
Một số hình ảnh giống mắc ca
Các tin khác
- Hội thảo bảo hộ giống cây trồng - 25/11/2019
- Tình hình giống hoa nhập khẩu của các đơn vị nhập khẩu giống hoa tại Lâm Đồng năm 2018 - 27/11/2018
- Hội thảo tổng kết mô hình Phòng trừ tổng hợp bệnh virus sọc thân (TSWV) hại hoa cúc tại Đà Lạt - 02/12/2019
- Danh sách các cơ sở SXKD giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 23/08/2018
- Cây mâm xôi đen tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Organic Minh Thọ - 03/04/2020
- Công tác kiểm dịch thực vật nội địa tại một số công ty nhập khẩu giống hoa phục vụ tết Nguyên Đán 2018 - 15/02/2018
- KẾT QUẢ THỰC HIỆN TÁI CANH, GHÉP CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2021 - 03/12/2021
- Tình hình canh tác cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 08/12/2021
- Câu cấu bùng phát trên cà phê - 31/07/2013
- Tình hình sản xuất hoa cúc xuất khẩu tại công ty TNHH Trang trại Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Việt - 27/04/2020
- Hội nghị “Phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững tại Lâm Đồng” - 18/07/2018
- Bức tranh nông nghiệp Ðam Rông tươi mới hơn - 15/08/2024
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở - 29/12/2019
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, invitro đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 29/12/2019
- Rầy nâu hoành hành - 18/08/2015
- "Rau kỷ luật" ở Suối Thông B - 17/08/2015
- Hướng dẫn Danh mục giống cây trồng sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi năm 2019 - 22/03/2019
- Tập huấn điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây nông nghiệp năm 2019 - 02/12/2019
- Nông nghiệp ứng dụng CNC Lâm Đồng – dấu ấn của sự phát triển - 17/12/2017
- Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả phục vụ công tác chuyển đổi năm 2018 - 12/09/2018