Thống kê truy cập

3516916
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2143
20509
56561
3516916

Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 7 năm 2012

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Số: 38/TB-BVTV                                 Lâm Đồng, ngày  16  tháng 7 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Tình hình sinh vật hại cây trồng

Từ ngày 07 đến ngày 13 tháng 7 năm 2012

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

       Trong tuần qua, thời tiết tỉnh Lâm Đồng chủ yếu diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa vài nơi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có nơi mưa rào và dông rải rác. Lượng mưa phổ biến từ 44,3 - 169,8 mm, nhiệt độ trung bình 22,00C, cao nhất 32,60C và độ ẩm 81,2 - 94%.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa (Diện tích gieo trồng  13.340,5 ha) ‎‎

- Hiện nay đã thu hoạch xong 10.949,3 ha lúa vụ Đông Xuân 2011 - 2012.

- Tiến độ gieo sạ lúa vụ Hè thu 2012

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đạ Huoai

 

 

30

48

15

5

98

Đạ Tẻh

 

575

626

376

474

65

2.116

Cát Tiên

 

 

 

20

700,3

1.478

2.198,3

Tổng

 

575

656

444

1.189,3

1.548

4.412,3

 

- Tiến độ gieo sạ lúa vụ Mùa 2012

Huyện

Giai đoạn sinh trưởng

Tổng

Mạ

Đẻ nhánh

Đứng cái

Làm đòng

Trỗ

Chín

Đức Trọng

1.608,2

1.455

 

 

 

 

3.063,2

Đơn Dương

3.057

 

 

 

 

 

3.057

Đạ Huoai

7

2

17

 

 

 

26

Di Linh

716

40

 

 

 

 

756

Đam Rông

80

 

 

 

 

 

80

Lâm Hà

1.730

 

 

 

 

 

1.730

Đạ Tẻh

216

 

 

 

 

 

216

Tổng

7.414,2

1.497

17

 

 

 

8.928,2

- Rầy nâu: Tuần qua, mật độ rầy có xu hướng giảm nhẹ. Mật độ trung bình 309,6 con/m2, cao 2.800 con/m2. Diện tích nhiễm rầy nâu chủ yếu tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên 705,6 ha trong đó nhiễm trung bình 56,4 ha và nhiễm nhẹ 649,2. Diện tích nhiễm giảm 588,4 ha so với kỳ trước.

- Khô vằn: Tại Đạ Tẻh có 419,8 ha nhiễm bệnh, TLH 10,7 - 32%, tăng 199 ha so với kỳ trước.

- Ốc bươu vàng: Hiện nay ốc bươu vàng xuất hiện và gây hại tại Đạ Huoai, Đức

Trọng, Đạ Tẻh, Đơn Dương trên diện tích 2.828,7 ha (65,2 ha nhiễm nặng), mật độ từ 1,1 - 11 con/m2, tăng 1.167,5 ha so với kỳ trước.

2. Trên cây cà phê (Diện tích canh tác: 144.174 ha) 

- Khô cành: Diện tích nhiễm trên toàn tỉnh tại 8/8 huyện trồng cà phê là 28.444,4 ha, TLH 7,5 - 50%, giảm 343,4 ha so với kỳ trước.

- Vàng lá: Bệnh nhiễm 18.192,1 ha (877 ha nhiễm nặng) tại các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc và Đà Lạt (tăng 2.486,5 ha), TLH 3,5 - 25%.

- Rỉ sắt: Tổng diện tích nhiễm trên toàn tỉnh 25.542 ha (575,2 ha nhiễm nặng), tăng 5.003,9 ha so với kỳ trước.

- Sâu đục thân: Nhiễm tại xã Tà Nung, Xuân Trường và Trạm Hành - Tp. Đà Lạt 920 ha, TLH 4,1 - 14%.

3. Trên cây chè (Diện tích canh tác: 23.529,2 ha)

- Rầy xanh: Nhiễm trên diện tích 6.916,3 ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm (1.072,6 ha nhiễm nặng), TLH 4,6 - 35,6%, tăng 536,3 ha .

- Bọ xít muỗi: Tổng diện tích nhiễm 11.476,7 ha (1.763 ha nhiễm nặng) tại Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm và Lâm Hà, TLH 5,5 - 37,5%, tăng 378,9 ha.

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 5.459,8 ha  tại Bảo Lâm, Bảo Lộc, TLH 2,2 - 15,6%, tăng 1.072,6 ha so với kỳ trước.

4. Trên cây rau:

4.1 Cây rau họ thập tự (Diện tích gieo trồng: 1.830 ha)

- Sâu tơ: Nhiễm tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương trên diện tích 462 ha, mật độ trung bình 6,2 con/m2, cao 20 con/m2, tăng 77 ha so với kỳ trước.

- Sưng rễ: Tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng bệnh nhiễm 914 ha (136 ha nhiễm nặng), TLH trung bình 9,2%, cao 50%, tăng 48 ha so với kỳ trước.

4.2 Cây cà chua, khoai tây (Diện tích gieo trồng: 2.515 ha)

- Bệnh xoăn lá cà chua: Tại Đơn Dương, Đức Trọng bệnh xoăn lá nhiễm trên diện tích 379 ha, mức hại nhẹ - trung bình, tăng 20,5 ha.

- Mốc sương: Bệnh nhiễm 977,5 ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, TLH 9,6 - 40%, tăng 300 ha so với kỳ trước.

- Đốm lá vi khuẩn: Nhiễm tại Đơn Dương 1.320 ha, TLH 14,7 - 40%, tăng 540 ha so với kỳ trước.

5. Trên các cây trồng khác:

5.1 Cây điều (Diện tích canh tác: 15.610 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai 6.930,4 ha, TLH 11,1 - 46%, tăng 3.108,4 ha so với kỳ trước.

- Thán thư: Bệnh nhiễm tại Đam Rông, Cát Tiên, Đạ Huoai và Đạ Tẻh trên diện tích 4.312,1 ha, TLH 10,1 - 36%, tăng 142,8 ha so với kỳ trước.

- Xì mủ: Bệnh nhiễm 706 ha tại Đam Rông và Đạ Tẻh (236,8 ha nhiễm nặng), TLH 5,9 - 29%, giảm 236,8 ha so với kỳ trước.

5.2 Cây ca cao (Diện tích canh tác: 1.572,6 ha)

- Bọ xít muỗi: Nhiễm tại Đạ Hoai, Đạ Tẻh 746,5 ha, TLH 2,6 - 40%, giảm 14,8 ha so với kỳ trước.

- Loét thân: bệnh nhiễm 504,9 ha tại Đạ Huoai, TLH 11 - 30%.

5.3 Cây cao su (Diện tích canh tác: 4.145,1 ha)

- Bệnh nấm hồng: Nhiễm tại Đạ Huoai 682,2 ha, TLH 12,4 - 18%.

III. DỰ BÁO TRONG THỜI GIAN TỚI

Thời gian tới thời tiết có thể tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: đêm có mưa nhẹ vài nơi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Các đối tượng dịch hại như rầy nâu, ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn, khô vằn hại lúa; bệnh nấm hồng hại cây cao su có khả năng tiếp tục phát triển và lây lan. Đề nghị TTNN các huyện kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng để có biện pháp chỉ đạo kịp thời khi dịch hại phát sinh và gây hại mạnh.

1. Cây lúa:

- Rầy nâu: Hiện nay, mật độ rầy nâu trên đồng ruộng tại Đạ Tẻh đang có xu hướng gia tăng mạnh. Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng trừ rầy nâu, bệnh VL-LXL hại lúa đề nghị TTNN các huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy ngoài đồng ruộng, số lượng rầy vào đèn và đề xuất kịp thời phương án xử lý, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cháy rầy.

- Ốc bươu vàng: Để hạn chế sự gây hại của ốc bươu vàng khi làm đất nên tháo cạn nước để bắt ốc, trứng tiêu diệt; cắm các thanh tre trên ruộng để OBV lên đẻ trứng để thu gom; đào rãnh quanh ruộng để OBV tập trung xuống và bắt ốc, dùng phên chắn những dòng chảy để OBV khỏi lây lan rộng, thường xuyên bắt ốc ở những chỗ này; trên kênh, mương, ao hồ, đồng ruộng, biện pháp chủ yếu vẫn là thu bắt trứng và ốc để tiêu diệt. Các biện pháp trên phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ trong toàn dân. Khi OBV xuất hiện với mật độ cao có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Metaldehyde (Helix 500WP, Osbuvang 5G, 6G, 80WP,…), Niclosamide (Snail 250EC, 500SC, 700WP, Bayluscide 250EC, 70WP …) để phòng trừ.

2. Cây cao su

Bệnh nấm hồng: Để hạn chế sự phát triển của bệnh cần ap dụng các biện pháp phòng trừ tổng hơp như:

- Trồng cây ở mật độ thích hợp, không tạo tán cây cao su quá thấp. Hạn chế trồng một số giống nhiễm bệnh như: RRIM 600, LH82/156, PB 255; tránh bón nhiều phân đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh.

- Thường xuyên vệ sinh vườn, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu để tạo sự thông thoáng trong mùa mưa, phát hiện cây bệnh và xử lý kịp thời nhằm làm giảm thiệt hại, giảm chi phí phòng trừ. Đặc biệt cần chú ý ở những vườn cây có lịch sử nhiễm bệnh. Cần có hệ thống tiêu nước để thoát nước thật tốt sau khi mưa.

- Khi cây chớm bị bệnh, cần cạo bỏ phần vỏ bị hại. Khi cây bị bệnh nặng, cắt bỏ cành bị chết và gọt bỏ hết phần bị bệnh đem tiêu hủy, quét thuốc vào vết thương (sử dụng các thuốc Saizole 5SC, hoặc Vanicide 5SL).

- Việc phòng trừ cần được tiến hành trên diện rộng để hạn chế tích lũy nguồn bệnh, tránh lây lan.                                                 

CHI CỤC TRƯỞNG

        Nơi nhận:

- Trung tâm BVTV phía Nam;

- Sở Nông nghiệp & PTNT;

- UBND các huyện, Tp;

- TTNN các huyện, Tp;

- Lưu: VT, KT.

Các tin khác