Tình hình sản xuất kinh doanh cây giống nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Được viết: 05-08-2022 16:45
Tình hình sản xuất kinh doanh cây giống nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là một địa phương đi đầu trong việc ứng dụng Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ nuôi cấy mô (invitro) trong sản xuất giống cây trồng phục vụ sản xuất. Nhận định đây là một trong các hướng đi mới tạo ra giá trị gia tăng lớn cho ngành trong thời gian tới.
Hiện nay, toàn tỉnh có 56 tổ chức, cá nhân (cơ sở) nuôi cấy mô. Trong đó có 51 cơ sở nuôi cấy mô trên rau hoa với 636 box cấy, 527 cán bộ kỹ thuật, 477 công nhân kỹ thuật và 05 cơ sở nuôi cấy nấm với 10 box cấy, 12 cán bộ kỹ thuật, 7 công nhân kỹ thuật.
Năm 2021, các cơ sở nuôi cấy mô sản xuất 72,32 triệu cây; chủng loại giống nuôi cấy mô chủ yếu là hoa cúc, cây trang trí, đồng tiền, sa lem; dâu tây, và 27,8 tấn nấm đông trùng hạ thảo khô, nấm mỡ. Sản lượng cây giống nuôi cấy mô xuất khẩu đạt 35 triệu cây (tăng 1,6 triệu cây so với 2020); chiếm 48,4% tổng số cây giống nuôi cấy mô toàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu năm 2021 đạt 9 triệu USD.
Trong 06 tháng đầu năm 2022, các cơ sở nuôi cấy mô sản xuất 37,3 triệu cây giống để phục vụ canh tác cây hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Xuất khẩu 20 triệu cây giống (chiếm 53,6% so với tổng sản lượng cây giống nuôi cấy mô). Giá trị xuất khẩu đạt 6,2 triệu USD.
Các đơn vị xuất khẩu chủ yếu gồm: Công ty TNHH CNSH F1, Công ty CP Công nghệ sinh học Rừng Hoa Đà Lạt, Công ty Quang Nguyên Đà Lạt, Công Ty Cổ Phần Cây Giống Cao Nguyên (HIVICO); Công ty TNHH Hoa Mặt Trời; Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Đất Xanh; Cơ sở Lê Mai Trung gia công cây giống nuôi cấy mô và xuất khẩu sang các nước Bỉ, Ấn Độ, Trung Quốc, Isarel,….
Theo Hiệp hội hoa Đà Lạt, dự kiến năm 2022 sản lượng cây giống nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 74 triệu cây, trong đó xuất khẩu khoảng 50 triệu cây giống với giá trị xuất khẩu đạt 12,7 triệu USD.
Mỹ Linh - Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng
MỘT SỐ HÌNH ẢNH NUÔI CẤY MÔ
Các tin khác
- Thông tin các Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 23/06/2017
- Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 07/12/2020
- Công ty TNHH Dalat Hasfarm là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 19/09/2022
- TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN THEO DÕI TIỂU KHÍ HẬU TẠI VÙNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CÔNG NGHỆ CAO TẠI DI LINH - 09/12/2021
- Thông tin các Doanh nghiệp được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2020 - 19/03/2020
- Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tham gia Phiên chợ Rau Hoa Đà Lạt & Triển lãm nông nghiệp CNC thuộc Festival hoa Đà Lạt năm 2017 - 23/02/2018
- HỘI NGHỊ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng, kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn quốc - 17/08/2017
- Công nghệ cao tham gia triễn lãm trong Phiên chợ rau, hoa - Festival Hoa Đà Lạt 2017 - 28/12/2017
- Thực trạng vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Xuân huyện Đơn Dương - 01/07/2020
- Thực trạng Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương - 01/07/2020
- Công ty TNHH Hoa Mặt Trời là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 28/03/2022
- Thực trạng vùng sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao xã Hà Lâm - huyện Đạ Huoai - 06/07/2020
- Mô hình sản xuất cây giống họ cà sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn cơ sở xuất vườn tại vườn ươm Thiên Sinh huyện Đơn Dương - 01/11/2019
- Hội thảo giới thiệu các tiến bộ ứng dụng trong Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng - 03/12/2016
- Mời tham gia phiên chợ rau - hoa Đà Lạt và Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao thuộc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017 - 10/10/2017
- Công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa Vạn Thành - 15/01/2019
- THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÙNG CHÈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO XÃ LỘC TÂN – HUYỆN BẢO LÂM - 13/12/2021