Ứng dụng trạm giám sát côn trùng thông minh trong quản lý sâu bệnh gây hại trên cây lúa
- Được viết: 22-06-2023 15:01
Ứng dụng trạm giám sát côn trùng thông minh trong quản lý sâu bệnh gây hại trên cây lúa.
Bẫy đèn thông minh là công cụ hỗ trợ việc giám sát dịch hại cây trồng được ứng dụng đầu tiên tại các vùng trồng lúa ở các tỉnh Long An, Sóc Trăng. Tại Lâm Đồng, từ nguồn vốn chương trình Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2020, Sở Nông nghiệp & PTNT đã xây dựng về lắp đặt 2 Trạm giám sát côn trùng thông minh (RYNAN) tại 2 huyện trồng lúa trọng điểm của tỉnh gồm An Nhơn, huyện Đạ Tẻh và thị trấn Cát Tiên – huyện Cát Tiên.
Trạm giám sát côn trùng thông minh, thu hút dẫn dụ côn trùng bằng dải ánh sáng thích hợp, thu thập dữ liệu hình ảnh côn trùng bằng camera và truyền tải hình ảnh ghi nhận về trung tâm phân tích dữ liệu. Hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể nhận dạng, phân biệt được 18 loài côn trùng trên cây lúa gồm rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng, bướm sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu năn, bọ xít đen, sâu phao… thay thế hoàn toàn việc theo dõi, đếm thủ công hàng ngày của cán bộ kỹ thuật góp phần hiện đại hóa công tác điều tra dự tính dự báo; ngoài ra hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời đảm bảo duy trì vận hành liên tục, không tốn chi phí điện năng, công đóng mở điện so với bẫy đèn truyền thống.
Bên cạnh những ưu điểm, việc lắp đặt Trạm giám sát côn trùng thông minh cũng có một số hạn chế nhất định như kinh phí đầu tư lớn, hệ thống sử dụng pin năng lượng mặt trời nên những ngày thời tiết âm u năng lượng dự trữ trong bình ắc quy yếu sẽ ảnh hưởng đến thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng để thu hút côn trùng vào bẫy. Hệ thống nhanh bị bẩn do côn trùng chết rơi trong hộp đèn cần được vệ sinh thường xuyên.
Kết quả theo dõi và ứng dụng Trạm giám sát côn trùng thông minh trên cây lúa năm 2021-2022 tại 2 huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên cho thấy tình hình côn trùng vào bẫy đèn khá phù hợp với diễn biến thực tế sâu bệnh ngoài đồng ruộng và bẫy đèn truyền thống. Do mật số dịch hại ngoài đồng thấp nên kết quả theo dõi côn trùng vào bẫy đèn cũng khá thấp chủ yếu bướm sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang, mật số phổ biến từ 5 -30 con/bẫy/đêm.
Việc lắp đặt Trạm giám sát côn trùng thông minh phù hợp đối với các vùng sản xuất lúa trọng điểm nếu được cải tiến phù hợp có thể nhân rộng thay thế bẫy đèn truyền thống góp phần thực hiện tốt công tác dự tính dự báo từ đó hướng dẫn nông dân biện pháp quản lý, ngăn chặn dịch hại kịp thời không để lây lan gây thiệt hại cho sản xuất.
Hình ảnh Trạm giám sát côn trùng thông minh tại huyện Đạ Tẻh
Lê Na - Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng
Các tin khác
- Khai giảng lớp Huấn luyện nông dân về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây lúa tại Cát Tiên - 22/05/2024
- Kết quả khảo nghiệm phòng trừ một số dịch hại chưa có thuốc BVTV đăng ký trong danh mục trên cây dâu tằm và bí ngồi năm 2020 - 26/04/2021
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 15/5/2023 – 21/5/2023 - 18/05/2023
- Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng - 16/09/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/01/2023 – 05/02/2023 - 02/02/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 05/12/2022 – 11/12/2022 - 08/12/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 26/9/2022 – 02/10/2022 - 29/09/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 07/11/2022 – 13/11/2022 - 14/11/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 19/12/2022 – 25/12/2022 - 23/12/2022
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 31/10/2022 – 06/11/2022 - 03/11/2022
- Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) gây hại cây ngô vụ Đông Xuân 2019 -2020 - 28/02/2020
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 27/11/2023 – 03/12/2023 - 30/11/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 10/7/2023 – 16/7/2023 - 13/07/2023
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 14 (từ ngày 01/4/2024 – 07/4/2024) - 08/04/2024
- Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 23 (Từ ngày 03/6/2024 – 09/6/2024) - 06/06/2024
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 17/10/2022 – 23/10/2022 - 20/10/2022
- Bệnh sọc thân do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại cây hoa cúc năm 2019 tại Đà Lạt - 07/11/2019
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 28/8/2023 – 03/9/2023 - 31/08/2023
- Các loài virus hại rau, hoa tại Lâm Đồng và giải pháp quản lý - 11/07/2018
- Báo cáo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 30/10/2023 – 05/11/2023 - 02/11/2023