Thống kê truy cập

3454453
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1089
14699
105952
3454453

Tình hình canh tác, sâu bệnh hại cây mắc ca tại Lâm Đồng

Cây mắc ca có tên gọi chung là Macadamia, chi Macadamia gồm có 18 loài, nhưng nổi bật là 2 loài Macadamia tetraphylla (mắc ca vỏ hạt nhám hay mắc-ca mép lá răng cưa) và Macadamia integrifolia (mắc ca vỏ hạt láng hay mắc-ca lá nguyên) thuộc họ Proteaceae đã được gây trồng trên quy mô thương mại.

Hiện nay toàn thế giới đã tuyển chọn và đặc tên gây trồng được trên 50 dòng phổ biến nhất là các dòng của Úc và Hawaii như: Keauhou (HAES 246), Kakea (HAES 508), Ikaika (HAES 333), Keaau (HAES 660), Kau (HAES 344), Mauka (HAES 471), Makai (HAES 800), Purvis (HAES 294), Pahala (HAES 7880), Own Choice (O.C), Hinde (H2), A4 (X64), A16 (X61), Reown (D4), Greber Hybrid-, Heilsher-, Daddow-, Nutty Glen-, Mason 97-, ...

Ở Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã thu thập được 21 giống mắc ca, chủ yếu là các giống mắc ca thương mại trên thế giới như: A4, A16, A38, A268, A203, 246, 344, 508, 660, 695, 741, 788, 800, 816, 842, 849, OC, H2, Dadow, Quế nhiệt ... và thử nghiệm trồng từ năm 2002, sau 9 năm trồng, năng suất trung bình của giống OC và H2 đạt xấp xỉ 8kg/cây/năm, tương đương so với năng suất trung bình trồng tại Úc và cao hơn so với Trung Quốc (năng suất ở Úc 8 kg và Trung Quốc 6,58kg). Điều này cho thấy cây mắc ca có tiềm năng phát triển ở một số vùng sinh thái trên địa bàn Tây Nguyên (Theo Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên).

Các dòng vô tính trồng ở Lâm Đồng

Hiện nay, theo số liệu của Sở NN &PTNT diện tích trồng mắc ca tại Lâm Đồng là 960ha chủ yếu được trồng xen với cà phê, chè hầu hết ở các huyện và thành phố trong Tỉnh (trừ 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên).

Bảng1: diện tích trồng cây mắc ca tại Lâm Đồng

 

TT

Địa phương

Diện tích (ha)

Diện tích Kinh doanh (ha)

Năm trồng

Cây trồng xen

1

Lâm Hà

160

50

2009-2014

Cà phê

2

Bảo Lâm

180

 

2012, 2014

Cà phê – Chè xanh

3

TP Bảo Lộc

45

 

2012

Càphê – Trồng thuần

4

Đức Trọng

100

 

2010-2014

Cà phê – trồng cỏ

5

Di Linh

280

16

2010-2014

Cà phê

6

TP Đà Lạt

29

 

2012, 2013

Cà phê

7

Lạc Dương

64

 

2013

Cà phê – trồng thuần

8

Đam Rông

82

 

2013

Cà Phê – trồng thuần

9

Đơn Dương

20

4

2009-2014

Cà phê, Hồng, thuần

Cộng

960

70

 

 

Diện tích các dòng mắc ca trên chủ yếu do:

- Công ty TNHH thương mại và du lịch Đức Anh cung cấp từ năm 2010, diện tích gần 490 ha gồm 03 dòng ghép: OC, H2 và 246.

- Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai thực hiện các mô hình tại Thành phố Bảo Lộc, huyện Di Linh, Đơn Dương, Lâm Hà, gồm 9 dòng ghép: 246, 741, 800, 816, 842, 849, OC, 695, 900, diện tích 93 ha.

- Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng trồng thử nghiệm cây mắc ca tại khu thực nghiệm Đambri – Bảo Lộc, gồm 3 dòng ghép: OC, H2, 508, diện tích 1 ha.

Ngoài những diện tích của 11 dòng mắc ca trên người dân còn tự phát trồng thêm một số dòng khác như: 344, 333, 660, 814, quế nhiệt, daddow … nhưng số lượng của các dòng này chưa phổ biến.

Tuy nhiên theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất theo các vùng sinh thái lâm nghiệp. Trong đó, Vùng Tây Nguyên cây Mắc ca Macadamia integrifolia Maid.et Betche có 4 dòng: OC, 246, 816, 849.

Tình hình sinh trưởng cây mắc ca

Hiện nay, 11 dòng mắc ca ghép trên địa bàn huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Tp. Bảo Lộc và  Đà Lạt đều sinh trưởng khá tốt, các dòng đều ra hoa, kết quả và chưa thấy xuất hiện sâu bệnh hại nghiêm trọng trên các dòng này. Tuy nhiên để đánh giá một dòng tốt cần phải đánh giá cây bắt đầu cho thu hoạch sau 3-4 năm trồng, đến năm thứ 10 năng suất đạt trên 5 tấn hạt/ha/năm và tỉ lệ thu hồi nhân cao (trên 40%), chất lượng tốt.

Qua kết quả bước đầu điều tra một số hộ trồng mắc ca tại huyện Lâm Hà, Di Linh, Đơn Dương cho thấy dòng OC cho năng suất cao, cỡ hạt lớn, ít sâu bệnh và đặc biệt có bộ tán cân đối, sau 5 năm trồng đạt khoảng 28-30kg quả tươi/cây, các dòng khác như H2, 508 hạt nhỏ, năng suất thấp chỉ đạt khoảng 18-20 kg quả tươi/cây, các giống thực sinh không xác định đạt từ 5-7 kg/cây. Các dòng có cỡ hạt lớn, chưa đánh giá được năng suất, bước đầu sinh trưởng tốt, có khả năng thích nghi là: 246, 781, 800, 816, 849.

- Thời kỳ ra hoa, đậu quả tùy theo giống và sự phát triển của cây mắc ca, tại Lâm Đồng cây mắc ca ra hoa quanh năm nhưng tập trung làm 2 vụ chính/năm: vụ 1 ra hoa vào tháng 3-4, thu hoạch vào tháng 8-9; vụ 2 ra hoa vào tháng 9 -10, thu hoạch vào tháng 2-3.

- Về mật độ trồng: cây mắc ca trồng xen trong vườn cà phê, chè mật độ với mật độ khá cao từ 200 – 300 cây/ha, mật độ thích hợp từ 125 - 160 cây/ha. Trồng thuần ở mật độ 300 - 400 cây/ha.

 Tình hình sâu bệnh hại

Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại trên cây mắc ca của một số dòng trồng tại Lâm Đồng cho thấy mức độ gây hại nhẹ, chưa phổ biến:

Bảng 2: Thành phần sâu bệnh hại trên mắc ca tại Lâm Đồng

Stt

Tên việt nam

Tên khoa học

Tần suất xuất hiện

H2

508

OC

246

A

Sâu hại

 

 

 

 

 

1

Rầy mềm

Toxoptera sp.

++

++

++

++

2

Sâu kèn nhỏ

Acanthopsyche sp.

+

+

+

+

3

Rệp sáp

Pseudococus sp.

++

++

++

++

4

Sâu đo đen vằn trắng

Chưa xác định

+

+

+

+

5

Sâu cuốn lá

Chưa xác định

+

+

+

+

6

Sâu đục thân

Zeuzera sp.

+

+

+

+

7

Bọ nẹt

chưa xác định

++

++

++

++

8

Nhện đỏ

Olygonychus sp.

+

+

+

+

9

Ve sầu

Purana pigmentata Dustant

+

+

+

+

10

Ve sầu

Cryptotympana mandarina

+

+

+

+

11

Sâu đục quả

Chưa xác định

++

+

+

+

 B

Bệnh hại

 

 

 

 

 

1

Bệnh xì mủ thân

Phytophthora sp.

+++

+++

++

+++

2

Bệnh chổi rồng

Phytoplasma

++

++

++

++

3

Bệnh khô ngọn

Chưa xác định

+

+

+

+

4

Bệnh cháy lá

Chưa xác định

+

+

+

+

Ghi chú: + Rất ít phổ biến  (< 25 %);  ++ Ít phổ biến (25 - 50 %); +++ Phổ biến (> 50 - 75  %) ; ++++ Rất phổ (> 75 - 100 %)

+ Thành phần sâu hại trên thân, cành, lá cây mắc ca có 11 loài: rầy mềm (Toxoptera sp.), sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp.), rệp sáp (Pseudococus sp.), sâu đo đen vằn trắng (Chưa xác định), sâu cuốn lá (Chưa xác định), sâu đục thân (Zeuzera sp.), bọ nẹt (chưa xác định), nhện đỏ (Olygonychus sp.) ve sầu (Purana pigmentata Dustant), ve sầu (Cryptotympana mandarina) và sâu đục quả (chưa xác định). Nhưng gây hại ở mức độ trung bình -nhẹ.

+ Bệnh hại cây mắc ca chủ yếu có 4 loại sau: Bệnh xì mủ thân (Phytophthora sp.), bệnh chổi rồng (Phytoplasma), bệnh khô ngọn (Chưa xác định),bệnh cháy lá (Chưa xác định). Hầu hết bệnh gây hại ở mức độ nhẹ.

- Biện pháp phòng trừ

+ Biện pháp canh tác: Lựa chọn và trồng giống kháng bệnh (tìm hiểu các giống được phép sản xuất, kinh doanh và chuyển đổi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ở các trung tâm giống có uy tín và chất lượng), chỉ sử dụng cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, sạch bệnh và thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ, cắt bỏ cành, lá, hoa bị hại tiêu hủy.

+ Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch trên vườn trồng mắc ca như: nhện, kiến vàng, ong bắp cày, chim, bọ ngựa, bọ rùa có khả năng ăn ấu trùng của một số loài sâu hại như: rệp sáp, bọ xít, nhện đỏ, bọ cánh cứng ... Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao, ưu tiên sử dụng các loại thuốc gốc sinh học để phòng trừ.

+ Biện pháp hóa học: Trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2015(Ban hành kèm theo Thông tư số 03 /2015/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chưa có loại thuốc nào đăng ký phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây mắc ca.

Khi sâu, bệnh hại mới phát sinh gây hại và có xu hướng phát triển như rệp sáp, rầy mềm, sâu đục thân mình hồng có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Spirotetramat, Azadirachtin, Cypermethrin  để phòng trừ. Bệnh xì mủ thân có thể tham khảo các hoạt chất Dimethomorph + Mancozeb hoặc Mancozeb + Metalaxyl – M để phòng trừ. Trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để đánh giá hiệu lực của thuốc và ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng ./.

                                                                                                                       Nguyễn Khoa Thảo

Attachments:
FileDescriptionCreatorFile sizeCreatedLast modified
Download this file (Nhan_dang_mot_so_dong_mac_ca_tai_Lam_Dong.doc)Nhan_dang_mot_so_dong_mac_ca_tai_Lam_Dong.doc 252 kB2015-06-02 10:492015-06-02 10:49
Download this file (Nhan_dang_mot_so_loai_sau_benh_hai_mac_ca_tai_Lam_Dong.doc)Nhan_dang_mot_so_loai_sau_benh_hai_mac_ca_tai_Lam_Dong.doc 249 kB2015-06-02 10:492015-06-02 10:49

Các tin khác