Thống kê truy cập

3512162
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2627
15755
51807
3512162

Kết quả mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh phấn trắng hại cao su

      Cây cao su (Hevea brasilliensis Muell.) là loại cây công nghiệp dài ngày đã và đang được phát triển ở Lâm Đồng. Diện tích cao su hiện nay xấp xỉ 4.150 ha. Trong năm 2011 và đầu năm 2012, bệnh phấn trắng (Oidium heveae Muell) đã phát triển và gây hại nặng ở diện tích gần 1.000 ha, tỷ lệ hại phổ biến từ 20 – 70% tại xã Đoàn Kết -  huyện Đạ Huoai.

     Do đây là cây trồng mới ở địa phương, nông dân còn ít kinh nghiệm về trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

     Trên cơ sở đó Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh phấn trắng cao su tại xã Đoàn Kết – huyện Đạ Huoai. 

      Mô hình thực hiện trên vườn cao su giống RRIV 4, thời kỳ kiến thiết cơ bản 4 năm tuổi, diện tích 2 ha, mật độ trồng 512 cây/ha.

     Các biện pháp canh tác đã được áp dụng bao gồm: vệ sinh vườn (dọn sạch các tàn dư cành lá bị bệnh, cỏ dại cách gốc mỗi bên 1,5 m đem tiêu hủy), sử dụng phân bón (2 đợt trong năm: tháng 5 và tháng 10 với lượng phân trung bình 174kg urê – 450kg lân super– 133kg KCl/ha/năm) và kết hợp sử dụng thuốc BVTV trên 3 lô với 3 loại thuốc(Carbenzim 500FL, Sulox 80 WP, Binhnavil 50SC và chất bám dính Tobon – ST), các loại thuốc được phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày; phun ướt đều toàn bộ tán lá, chồi non và phun phủ ngọn bằng máy phun cao áp, phun vào buổi sáng hay chiều mát, lượng dung dịch phun 1.400 lít/ha.

       Sau 20 ngày xử lý thuốc BVTV lần 3, tỷ lệ bệnh ở các lô  xử lý thuốc đều giảm (lô đối chứng tăng 8,95%). Đây là cơ sở để khuyến cáo nông dân áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh phấn trắng hại cao su trên diện rộng.

Nguyễn Khoa Thảo