Thống kê truy cập

3543651
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
247
22339
83296
3543651
Nông nghiệp công nghệ cao

Hội thảo về Thực trạng và giải pháp phát triển Nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã trải qua 16 năm hình thành và phát triển nhanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau, hoa. Cùng với các ngành dịch vụ đầu vào vật tư nông nghiệp, công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất và đầu ra cho sản phẩm đã tạo nên một ngành nông nghiệp ngày càng hiện đại về công nghệ ứng dụng, phát triển theo cách tiếp cận đa ngành tạo nên chuỗi giá trị và có thương hiệu của tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ cao bền vững còn nhiều hạn chế do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch hại, virus vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; khó khăn trong công tác nhập nội giống mới, bản quyền giống và công tác xuất khẩu rau hoa còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký kết hiệp định trong thời gian qua.

Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống hoa, Invitro đã công bố tiê chuẩn chất lượng cơ sở trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

DANH SÁCH CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG HOA, INVITRO
ĐÃ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Người lập biểu: Nguyễn Thị Mỹ Linh

Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến hết năm 2020 đạt 60.288 ha, chiếm 20,1% diện tích canh tác; giá trị ước đạt trên 40% giá trị sản xuất ngành trồng trọt; giá trị sản xuất bình quân đơn vị diện tích canh tác CNC đạt 400 triệu đồng/ha (giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích canh tác chung toàn tỉnh đạt 180 triệu đồng/ha/năm), nhiều mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ IoT đạt hiệu quả cao với doanh thu đạt trên 03 tỷ đồng/ha/năm. Để đạt được những thành công như trên, ngoài vai trò lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành thì các Doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của Nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó:

Hiệu quả từ mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý sản xuất cây trồng

Lâm Đồng có lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, toàn tỉnh có 60.200 ha (đạt 20,1% diện tích canh tác toàn tỉnh). Trên nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân đã đầu tư ứng dụng công nghệ thông minh (IoT) vào sản xuất với quy mô trên 235 ha. Việc ứng dụng công nghệ điều khiển tự động, hệ thống thông tin chính xác trong sản xuất nông nghiệp giúp người sản xuất thiết lập dữ liệu trên phần mềm điện tử đối với các yếu tố vi khí hậu, môi trường và dinh dưỡng của cây trồng.

Công ty TNHH Công nghệ sinh học F1 được chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ngày 09/9/2020, Công ty TNHH Công nghệ sinh học F1 được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 1944/QĐ - UBND.

Thực trạng vùng sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao xã Hà Lâm - huyện Đạ Huoai

Đạ Huoai là huyện có diện tích sản xuất sầu riêng lớn nhất tỉnh với 2.781 ha. Trong đó, xã Hà Lâm là một vùng sản xuất sầu riêng tập trung, ứng dụng công nghệ cao và triển khai thực hiện tại thôn 1, thôn 2 và thôn 4, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai. Vùng sản xuất sầu riêng có tổng diện tích sản xuất tự nhiên là 1.403ha; 686 hộ, 2.375 nhân khẩu. Trong đó, sản xuất sầu riêng ứng dụng CNC với diện tích trên 300 ha/156 hộ.

Thực trạng vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Xuân huyện Đơn Dương

Đơn Dương là huyện có diện tích sản xuất rau lớn nhất tỉnh với hơn 11.600 ha. Trong đó, xã Lạc Xuân là một vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao được triển khai thực hiện tại thôn Lạc Viên A và Lạc Viên B, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương. Vùng sản xuất rau có tổng diện tích tự nhiên là 189,36ha; 568 hộ, 2.351 nhân khẩu. Trong đó, sản xuất rau ứng dụng CNC với diện tích trên 167 ha/137 hộ.