Thống kê truy cập

3868615
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4887
11744
69875
3868615
Chuyên đề kỹ thuật

Công tác phòng trừ sâu bệnh gây hại cây điều niên vụ 2019 - 2020 tại 3 huyện phía Nam

3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên hiện có 26.511,7ha điều, chiếm 97,9% diện tích điều toàn tỉnh. Để nâng cao năng suất, chất lượng vườn điều, năm 2019, các huyện phía Nam đã thực hiện tái canh 371,8ha điều; ngoài ra đối với các diện tích điều già cỗi, năng suất thấp đã thực hiện chuyển đổi 1.297,8 ha điều sang các cây trồng khác như cây ăn trái, dâu tằm, mía, tràm lấy gỗ trong đó huyện Cát Tiên chuyển đổi 272,8 ha; Đạ Tẻh 653,2 ha; Đạ Huoai 371,8 ha.

Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Để sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020 hoàn thành thắng lợi kế hoạch, Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất gửi UBND các huyện, thành phố: Văn bản số 2053/SNN-TTBVTV ngày 29/11/2019 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2019-2020

Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) gây hại cây ngô vụ Đông Xuân 2019 -2020

Vụ Đông Xuân 2019 - 2020 đến nay toàn tỉnh đã gieo trồng 1.914,4 ha ngô (đạt 94,7% kế hoạch) tập trung tại các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, ngô sản xuất tại địa phương chủ yếu lấy lá và lấy hạt phục vụ mục đích chăn nuôi với các giống chủ lực DK888, HN88, NK7328, Bioseed 9698, LVN146, CP888, DK 6919.

Hướng dẫn biện pháp khắc phục hiện tượng sương muối gây hại cây cà phê tại Lâm Đồng

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Lạc Dương về tình hình thiệt hại cây trồng do sương muối gây ra trong các ngày 5-6/02/2020 trên địa bàn huyện Lạc Dương, tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 468,55 ha/801 hộ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích cây cà phê bị thiệt hại 434,32 ha; ngô, hoa màu khác 31,88 ha và cây ăn quả 2,35 ha. Diện tích bị ảnh hưởng do hiện tượng sương muối gây ra tập trung tại các xã Đạ Chais, Đạ Nhim, Đạ Sar của huyện Lạc Dương, cụ thể như sau:

Bệnh sọc thân do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại cây hoa cúc năm 2019 tại Đà Lạt

Hoa cúc được trồng phổ biến ở Đà Lạt với diện tích hàng năm khoảng 2.100ha (chiếm gần 70% diện tích hoa cúc của tỉnh Lâm Đồng). Là loài hoa có giá trí kinh tế cao nên nông dân Đà Lạt sản xuất hoa cúc tập trung quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh sọc thân do virus TSWV nói riêng và các loại sâu bệnh trên hoa cúc nói chung có điều kiện phát sinh, phát triển mạnh. Năm 2019, thống kê của Trung tâm nông nghiệp, thành phố Đà Lạt có 520ha nhiễm bệnh virus sọc thân (chiếm 24,7% diện tích canh tác) trong đó 312ha nhễm nhẹ (tỷ lệ hại < 10%), nhiễm trung bình 146ha (tỷ lệ hại 10 -20%), nhiễm nặng 68ha (tỷ lệ hại >20 – 40%). Bệnh virus gây thiệt hại nghiêm trọng về chất lượng hoa thương phẩm, ảnh hưởng đến kinh tế của người trồng hoa cúc.

Quản lý bệnh đốm héo do virus TSWV (Tomato spotted wilt virus) gây hại rau xà lách ở Lâm Đồng

Xà lách được trồng ở Lâm Đồng hàng năm khoảng 5.500 - 5.700 ha, năng suất trung bình 20,4 tấn/ha ; sản lượng  117.200 tấn. Phần lớn diện tích canh tác theo hướng công nghệ cao trong nhà kính, nhà lưới với các giống chủ lực Lô lô xanh, Lô lô tím, Romen, Ofleak. Ngoài ra tại một số khu vực ở Đà Lạt như phường 6, 7, 8, 9, 11 trồng rải rác xà lách Scarole, xà lách Mỹ, các giống này chủ yếu canh tác ngoài trời.

Các loài virus hại rau, hoa tại Lâm Đồng và giải pháp quản lý

Để đề xuất kịp thời các giải pháp hạn chế thiệt hại do dịch virus trên cây cà chua, hoa cúc, xà lách từ ngày 29 - 30/5/2018, Sở Nông nghiệp & PTNT đã mời các chuyên gia của Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện KHKT miền Nam tham gia khảo sát vùng trồng cà chua tại Đơn Dương, Đức Trọng và vùng trồng hoa cúc tại Đà Lạt để xác định các loài virus gây hại phổ biến, nguyên nhân lây lan và tư vấn các giải pháp quản lý