TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY MẮC CA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Được viết: 03-12-2021 14:08
Theo số liệu tổng hợp của các địa phương tính đến ngày 16/11/2021 diện tích cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 6.904 ha, trong đó diện tích thu hoạch 1.773,8 ha, năng suất bình quân ước đạt 24,3 tạ/ha, sản lượng 3.947 tấn.
Diện tích mắc ca trồng bằng cây giống ghép khoảng 6.171,1 ha (chiếm 89,4%) và trồng bằng cây giống thực sinh 732,9 ha (chiếm 10,6%). Các dòng sản xuất chủ yếu là OC (chiếm 16,61%), 246 (chiếm 13,29%), 849 (chiếm 12,6%), QN1 (chiếm 11,15%), 816 (chiếm 9,31%), 800 (chiếm 6,65%), 695 (chiếm 5,74%), 788 (chiếm 3,78%), 842 (chiếm 3,37%), 900 (chiếm 2,46%), Daddow (chiếm 1,73%), giống khác (chiếm 13,3%).
Toàn tỉnh hiện có 14 cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống mắc ca, với số lượng 877.000 cây/năm, trong đó 03 cơ sở tự công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng cây giống trước khi xuất vườn đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng thông báo tiếp nhận với tổng số 710.000 cây giống ghép/năm; có 08 cơ sở kinh doanh cây giống và 03 cơ sở chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống, với số lượng 167.000 cây; có 03 vườn cây đầu dòng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng công nhận vườn cây mắc ca đầu dòng cho Công ty TNHH Him Lam Mắc ca, với diện tích 115.341 m2, số lượng vật liệu khai thác 804.800 mầm chồi/năm cho các dòng OC; 246; 695; 741; 800; 816; 849, QN1, A4, A38 và Daddow; cơ bản đã cung ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; diện tích trồng mới năm 2021 là 1.990,5 ha, với số lượng cây giống các cơ sở sản xuất, kinh doanh là 710.000 cây giống ghép/năm cung ứng kịp thời nhu cầu phục vụ sản xuất cho người dân trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh, đáp ứng diện tích trồng mới từ 2.840 – 3.400 ha./.
Hoàng Hữu Chiến
Một số hình ảnh giống mắc ca
Các tin khác
- Kế hoạch ngành Nông nghiệp và PTNT năm 2023 lĩnh vực Trồng trọt và BVTV - 08/08/2022
- Kết quả thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tảo giống cà phê giai đoạn 2013-2019 và kế hoạch, giái pháp trong thời gian tới - 10/12/2019
- Tăng cường thực hiện các giải pháp sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2019-2020 - 20/11/2019
- Cấp chứng nhận nhãn hiệu 'Hoa Đà Lạt' - 29/11/2013
- Thông báo các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây cà phê không đảm bảo tiêu chuẩn xuất vườn theo quy định - 05/07/2017
- Bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Lạc Dương trong những ngày đầu năm 2019 - 14/01/2019
- Lo ngại xây dựng trái phép, Đà Lạt dừng phát triển du lịch canh nông - 21/09/2020
- Hội nghị Bầu đại diện người sản xuất cà phê ở Lâm Đồng tham gia Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam - 11/11/2013
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây Arapang của công ty TNHH Công nghệ sinh học F1 - 15/11/2023
- Bàn giao nhà mái ấm Syngenta - 15/01/2019
- Tình hình sản xuất hoa cúc xuất khẩu tại công ty TNHH Trang trại Nông nghiệp kỹ thuật cao Nhật Việt - 27/04/2020
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại thôn TaLy 2 xã Ka Đô huyện Đơn Dương - 26/09/2019
- Hội nghị "Đánh giá thực trạng và đề xuất quản lý cây giống invitro trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng" - 14/08/2018
- Bệnh "nan y" trên sắn - 06/11/2014
- Khai mạc Phiên chợ rau, hoa Đà Lạt và Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao - Thuộc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017 - 23/12/2017
- Hạn chế bệnh héo xanh cà chua - 18/08/2015
- Sau hoa lay ơn đến rau củ làm thức ăn cho bò - 20/02/2014
- Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt sản xuất nhiều giống cây trầu bà (Calathea spp.) mới - 09/07/2018
- Hội thảo "Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ khoai tây Đà Lạt" - 11/10/2017
- Hội thảo giới thiệu các lợi ích của phân bón vi sinh Eco-Grow, Eco-Flora và hiệu quả của sản phẩm khi áp dụng lên cây chè, rau, hoa tại Tp Đà Lạt - 12/07/2017