ACDI/VOCA và việc phát triển ca cao bền vững trên đất Lâm Đồng
- Được viết: 24-10-2011 08:30
Với sự có mặt của ACDI/VOCA cùng Dự án Phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ Lâm Đồng trong năm 2009, từ gần 120 ha ban đầu, Lâm Đồng đến nay đã có diện tích trên 1.572 ha ca cao trong đó đã có khoảng 30% đang cho trái với một hệ thống cơ sở lên men hạt và thu mua đến tận từng hộ.
Với tổng mức tài trợ trên 6,1 tỷ đồng, trong 2 năm 2009 và 2010 Dự án đã thành lập 44 Câu lạc bộ (CLB) ca cao tại 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên với hơn 1.600 nông hộ tham gia, đào tạo 60 tập huấn viên, cung cấp trên 250 nghìn cây giống, vật tư, hóa chất bảo vệ thực vật cho hộ dân, xây dựng hệ thống vườn mẫu, vườn điểm; xây dựng các điểm thu mua và lên men hạt ca cao. Mục tiêu chính của dự án đưa ra là xây dựng một hệ thống sản suất ca cao bền vững về mặt kinh tế, môi trường và sinh thái như là một chọn lựa sinh kế có lợi cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại các khu vực đất đai kém màu mỡ; xây dựng nguồn nhân lực tại địa phương để thực hiện hiệu quả việc phát triển sản xuất ca cao, chế biến sau thu hoạch; xây dựng mối liên kết hiệu quả giữa nông dân và nhà thu mua để đảm bảo ca cao sản xuất với chất lượng cao và đầu ra ổn định.
Tính đến thời điểm này, hầu hết những mục tiêu trên đã đạt được. Dù hộ dân trong một số CLB có giảm so với ban đầu (hiện còn 1.511 hộ) nhưng 44 CLB ca cao vẫn duy trì sinh hoạt đều đặn, trong đó hộ nông dân trồng ca cao là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 31%. Dự án đã đưa cây ca cao vào một số vùng thuần người dân tộc thiểu số như xã Phước Lộc - Đạ Huoai; buôn Đạ Nha xã Quốc Oai - Đạ Tẻh; xã Đồng Nai Thượng - Cát Tiên, nhiều vườn ca cao nơi đây phát triển rất tốt. Dự án đã xây dựng được 13 điểm trình diễn mô hình ca cao trồng xen dưới tán điều, xen trong vườn tạp rải đều ở 3 huyện để người dân trong vùng có thể đến tham quan học tập cách trồng ca cao, trong số này có những điểm vườn hiện đang phát huy rất tốt trong cộng đồng điển hình như vườn điểm của ông Võ Thí tại thôn Cát Lương, xã Phước Cát 1, Cát Tiên; vườn điểm của ông Nguyễn Như tại thị trấn Đạm Mri - Đạ Huoai. Để tạo nguồn cây giống cho địa phương, Dự án đã hỗ trợ để phát triển 2 vườn ươm ca cao qui mô nhỏ (khoảng trên 1.600m2, sản xuất từ 10 nghìn đến 30 nghìn cây giống mỗi năm) tại hộ ông Lê Anh Sơn, thị trấn Madaguil và ông Huỳnh Minh Hùng, xã Đạ Ploa, Đạ Huoai. Hiện nay cả 2 vườn ươm này đã được Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Lâm Đồng công nhận đạt chuẩn cây giống xuất vườn. Cùng đó, ngành chức năng cũng đã công nhận đạt chuẩn 1 vườn đầu dòng do Dự án hỗ trợ tại 1 hộ có vườn ươm ở trên là hộ ông Huỳnh Minh Hùng, Đạ Ploa.
Để đưa phương thức canh tác tiên tiến đến với nông dân, ACDI/VOCA đã xây dựng một qui trình chuyển giao kỹ thuật rất bài bản đến với các hộ dân trồng ca cao trong các CLB theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Việc chuyển giao được thực hiện thông qua đội ngũ tập huấn viên (THV) tuyển chọn rất kỹ từ các hộ nông dân trong vùng. Các nông dân này được cử tham dự các lớp đào tạo từ cơ bản đến nâng cao do Dự án tổ chức và sau đó những THV này về tập huấn lại cho nông dân trong CLB mình. Đến thời điểm này có 43 THV, trong đó có 13 là người đồng bào dân tộc thiểu số địa phương vẫn đang phát huy vai trò tích cực trong từng CLB như tổ chức tập huấn các hộ định kỳ, thăm vườn quan sát tình trạng ca cao phát triển ra sao để hướng dẫn kỹ thuật thích hợp theo kiểu cầm tay chỉ việc. Chính cách làm “nông dân nói với nông dân” này đã góp phần không nhỏ cho việc hình thành thói quen áp dụng kỹ thuật canh tác mới của nhiều hộ dân trong vùng dự án, không chỉ riêng cho cây ca cao mà còn có thể áp dụng cho nhiều loại cây trồng khác.
Nhằm tạo sự an tâm về đầu ra cho người trồng ca cao, đến nay Dự án đã tài trợ để thiết lập 10 điểm lên men ca cao ở 3 huyện phía nam Lâm Đồng. Chủ cơ sở các điểm lên men này được cử tham dự các khóa đào tạo về qui trình lên men hạt ca cao, được Dự án hỗ trợ trang thiết bị cần thiết để thành lập điểm lên men và chính những điểm lên men này là điểm thu mua trái ca cao tươi. Sau khi lên men, phơi khô, hạt khô bán lại cho các đại lý thu mua lớn trong nước như Cargill, Amazaro…
“Đây là một Dự án mà người nông dân hưởng lợi nhiều nhất” - ông Đào Duy Mai, Trưởng phòng Nông nghiệp Cát Tiên, một địa phương trong vùng Dự án, cho biết. Còn theo bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Trồng trọt Sở NN- PTNT Lâm Đồng, Dự án đã tạo “hiệu ứng lan tỏa trên diện rộng trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất cho nông dân”.
Theo kế hoạch UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt, năm 2015 diện tích trồng ca cao trong tỉnh phấn đấu đạt 4.000 ha và đến năm 2020 con số này là 5.000 ha, trong đó Đạ Huoai có 3.000 ha, Đạ Tẻh 700 ha và Cát Tiên 1300 ha. Với kinh nghiệm phát triển ca cao bền vững tại nhiều tỉnh trong nước như Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Đăk Lăk, ACCD/ VOCA gần đây cho biết cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Lâm Đồng trong những năm đến để thực hiện từng bước mục tiêu này.
Các tin khác
- Hội thảo “Hiện đại hóa khâu sản xuất giống rau, hoa ở Lâm Đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao” - 02/11/2018
- Bốn điểm sáng xây dựng nông thôn mới tại Lâm Đồng - 20/02/2014
- Khuyến cáo không phát triển cây Sò đo cam - 11/10/2011
- Vai trò của phân bón vi lượng trong sản xuất nông nghiệp - 06/09/2019
- "Rau kỷ luật" ở Suối Thông B - 17/08/2015
- Đạ Huoai: Nguy cơ bùng phát dịch sâu róm đỏ trên cây điều - 19/10/2011
- "Thủ phạm" đục củ khoai lang - 06/11/2014
- Hạn chế bệnh héo xanh cà chua - 18/08/2015
- Kế hoạch tổ chức chào cờ và sinh hoạt chính trị năm 2015 - 06/01/2015
- Bàn giao nhà mái ấm Syngenta - 15/01/2019
- Tăng cường thực hiện các giải pháp sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2019-2020 - 20/11/2019
- Hội nghị "Đánh giá thực trạng và đề xuất quản lý cây giống invitro trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng" - 14/08/2018
- Mưa đá gây thiệt hại lớn ở Đơn Dương - 16/07/2013
- Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng - 27/03/2020
- Danh sách 278 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2018 - 14/07/2018
- Danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh giống rau đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở - 14/10/2019
- Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, về việc Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT. - 08/03/2018
- Khai giảng lớp huấn luyện IPM trên cây cà chua tại thôn TaLy 2 xã Ka Đô huyện Đơn Dương - 26/09/2019
- Hội nghị phát triển cây sầu riêng công nghệ cao tại Đạ Huoai - 25/06/2018
- Kết quả thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tảo giống cà phê giai đoạn 2013-2019 và kế hoạch, giái pháp trong thời gian tới - 10/12/2019